Nghị định số 15/2013/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 30)

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.1.2.Nghị định số 15/2013/NĐ-CP

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 06/02/2013. Đây là Nghị định có nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, được áp dụng kể từ ngày 15/4/2013. Nghị định có hiệu lực và là căn cứ thực hiện các nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên toàn quốc. Sau khi nghiên cứu các nội dung của Nghị định này, tôi thấy có một số điểm mới và có những ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và quản lý chất lượng xây dựng công trình bê tông nói riêng:

2.1.2.1. Về QLCL trong khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình và thi công xây dựng công trình.

Hai Nghị định nêu trên chưa nêu rõ công tác QLCL khảo sát xây dựng, thiết

23

dựng tuy có quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của CĐT và của các chủ thể tham gia XDCT nhưng chưa nêu cụ thể nội dung công tác QLCL của các chủ thể trong các hoạt động nêu trên. Nghị định số 209/CP cũng không đề cập hệ thống QLCL và công tác QLCL của nhà thầu giám sát thi công xây dựng khi được CĐT thuê. Tuy Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn một số nội dung về QLCL CTXD" có nêu rõ những công việc mà CĐT phải thực hiện để QLCL khảo sát xây dựng, thiết kế XDCT và thi công XDCT nhưng vì là VBQPPL có hiệu lực pháp lý không mạnh như Nghị định.

2.1.2.2. Về tổ chức nghiệm thu

Trong gần 20 năm hoạt động, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các CTXD đã phát huy vai trò của mình trong việc giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, kiểm soát về chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng cũng như giải quyết sự cố các công trình trọng điểm quốc gia, công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước mới chỉ được thành lập bởi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà chưa được đưa vào Nghị định như HĐTĐNN về các dự án đầu tư.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 209/CP, CĐT có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kịp thời từng công việc xây dựng,bộ phận CTXD, giai đoạn thi công xây dựng, hạng mục công trình, CTXD hoàn thành để đưa vào sử dụng. Quy định này chưa phù hợp với thực tế vì việc nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành thực chất là tổng nghiệm thu công việc xây dựng. Hầu hết các CTXD bằng vốn tư nhân và vốn FDI đều không áp dụng. Đặc biệt đối với các nhà thầu nước ngoài thi công các công trình sử dụng vốn trong nước cũng hết sức ngỡ ngàng với quy định này.

2.1.2.3. Về nghiệm thu

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng

trong HĐXD đã quy định CĐT hoặc tư vấn của CĐT biên soạn Tiêu chuẩn dự án để áp dụng cho dự án đầu tư XDCTcụ thể làm căn cứ để nghiệm thu. Tuy nhiên, Nghị

24

định này và Nghị định số 209/CP đềuchưa quy định cụ thể tiêu chuẩn dự án và về chỉ dẫn/yêu cầu kỹ thuật để làm căn cứ kiểm soát thiết kế, thi công và nghiệm thu.

Nghị định số 49/CP tuy đã hủy bỏ các mẫu Biên bản nghiệm thu và chỉ quy định những nội dung mà biên bản nghiệm thu cần có nhưng quy định này chưa phù hợp với công tác giám sát, nghiệm thu hiện nay theo thông lệ quốc tế. Đối với các công trình do nhà thầu giám sát thi công xây dựng nước ngoài thực hiện hoặc đầu tư FDI thì mọi kết quả nghiệm thu đều được thể hiện trong bản kiểm tra từng công việc xây dựng theo trình tự kiểm tra nêu trong đề cương giám sát mà không cần biên bản nghiệm thu công việc và biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành.

Nghị định số 209/CP quy định nghiệm thu công việc xây dựng; bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; hạng mục công trình, CTXD hoàn thành để đưa vào sử dụng quá chi tiết. Những quy định này quá cứng và gây lúng túng trong việc áp dụng. Lẽ ra những quy định này nên để ở Thông tư hướng dẫn Nghị định thì phù hợp hơn.

2.1.2.4. Về bảo hành công trình xây dựng

Trong thực tế, một công trình có thể do một hoặc nhiều nhà thầu thực hiện. Đối với nhà thầu tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì việc quy định bảo hành những công việc do họ thi công thì thuận lợi vì chỉ có một nhà thầu. Tuy nhiên, các nhà thầu phụ của Tổng thầu hoặc của nhà thầu chính sẽ gặp phải khó khăn tài chính nếu cứ phải theo đuổi thời gian bảo hành do tổng thầu hoặc nhà thầu chính đã cam kết với CĐT. Chính vì vậy, cần có quy định phù hợp cho việc bảo hành ứng với từng hình thức nhận thầu.

2.1.2.5. Về bảo trì công trình xây dựng

Tương tự như Chương VII của nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng

12 năm 2004 của Chính phủ về QLCL CTXD, công tác bảo trì đã được hướng dẫn

bởi Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trì CTXD. Nghị định số

25

2.1.2.6. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng

Điều 43. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của

các Bộ, ngành khác

Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 45. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Trách nhiệm, quyền hạn của các CQQLNN trong việc QLCL CTXD, đây là một trong những điểm nổi bật nhất, cải tiến nhất của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, đó là tăng cường công tác QLNN về xây dựng. Trước đây chức năng QLCL CTXD của các CQQLNN còn mang nặng tính hình thức thì nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc từ khi bắt đầu thực hiện dự án nhằm tăng cường công tác kiểm tra chéogiữa các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và CQQLNN về CLCT xây dựng.

2.1.2.7. Tăng cường kiểm tra năng lực của nhà thầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP, một điểm mới nữa đó là sẽ tăng cường kiểm tra năng lực, hành vi của các nhà thầu. Nghị định mới quy định bắt buộc các nhà thầu thẩm tra thiết kế, thí nghiệm, kiểm định CLCT… phải đăng ký thông tin năng lực của mình. Nếu muốn tham gia thị trường thì nhà thầu phải đăng ký thông tin minh bạch để được kiểm soát.

Việc công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân HĐXD công trình được quy định tại Điều 8, cụ thể:

- Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực HĐXD của mình

gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới CQQLNN về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý.

26

- Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về

năng lực HĐXD do các tổ chức, cá nhân cung cấp, CQQLNN về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử do mình quản lý.

- Các thông tin về năng lực HĐXD là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia các HĐXD sau:

a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình. b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng.

d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng.

đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối với các nhà thầu chính).

2.1.2.8. Lập chỉ dẫn kỹ thuật

Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu CTXD.

Điều 7. Chỉ dẫn kỹ thuật

1. Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu, thực hiện giám sát, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật cùng với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở.

2. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quychuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.

3. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.

27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 30)