4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.3. Quy trình giám sát thi công bê tông
Công tác giám sát thi công xây dựng công trình là công tác rất quan trọng. Trong quá trình thi công, để đảm bảo chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường… thì công tác giám sát đóng vai trò quan trọng nhất. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được triển khai từ lúc công trình mới bắt đầu thi công và kết thúc khi quá trình thi công công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng.
Công tác giám sát được triển khai ở tất cả các nội dung công việc, trong quá trình thi công của nhà thầu thi công:
- Giám sát, kiểm tra chất lượng vật liệu: + Xi măng
Xi măng để sản xuất bê tông phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành 14TCN 66-2002 “Xi măng cho bê tông thủy công-Yêu cầu kỹ thuật” và 14 TCN 67-2002: “Xi măng cho bê tông thủy công-Phương pháp thử” và điều kiện kỹ thuật của thiết kế;
+ Đá dăm
Quan sát bằng mắt thường, sơ bộ đánh giá về kích cỡ hạt, hàm lượng tạp chất. Cần kiểm tra các chỉ tiêu thông qua chứng chỉ: nguồn gốc, khối lượng thể tích, khối lượng thể tích xốp, đường kính hạt lớn nhất, độ bẩn, lượng hạt thoi dẹt, cấp phối, độ nén dập;
Đá dăm cho bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 70-2002: “Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho Bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật’’ và 14 TCN 71-2002: “Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho Bê tông thủy công – Phương pháp thử’’ và điều kiện kỹ thuật của thiết kế;
35
Quan sát bằng mắt thường, sơ bộ đánh giá về kích cỡ hạt, hàm lượng tạp chất. Cần kiểm tra các chỉ tiêu thông qua chứng chỉ: nguồn gốc, khối lượng riêng, khối lượng thể tích, lượng tạp chất, cấp phối hạt, mô đun độ lớn, lượng hạt trên sàng 5mm;
Cát dùng cho bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 68-2002: “Cát dùng cho Bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật” và 14 TCN 69-2002: “Cát dùng cho Bê tông thủy công – Phương pháp thử” và điều kiện kỹ thuật của thiết kế;
+ Phụ gia (nếu có)
Phụ gia sử dụng cho bê tông (nếu có) phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn 14TCN 103-1999 đến 14TCN 109-1999.
+ Nước cho bê tông:
Nước dùng cho bê tông phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành 14TCN 72-2002: “Nước dùng cho Bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật”, 14TCN 73-2002: “Nước dùng cho Bê tông thuỷ công – Phương pháp thử” và điều kiện kỹ thuật của thiết kế, trong đó độ đục của nước không quá 2% mới cho phép dùng để trộn hỗn hợp bê tông;
- Công tác ván khuôn (côppha)
Công tác cốp pha thực hiện theo đúng các quy định ở mục 3.1 của 14 TCN 59-2002: “Công trình thủy lợi Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu”;
Trước khi lắp dựng cốp pha nhà thầu phải được TVGS nghiệm thu công tác xử lý nền, xử lý tiếp giáp,… của khối đổ trước;
Các yêu cầu để kiểm tra cốp pha, đà giá được quy định trong bảng 1 – các yêu cầu kiểm tra cốp pha, đà giáo: TCVN 4453 – 1995.
Các giá trị sai số có thể cho phép khi giám sát quá trình lắp dựng cốp pha được quy định trong bảng số 2 – sai lệch cho phép đối với cốp pha, đà giáo đã lắp dựng xong: TCVN 4453 – 1995.
36
- Chuẩn bị nền trước khi đổ bê tông: nền các khối đổ bê tông phải đảm bảo chất lượng theo TCVN 9379:2012: “Kết cấu xây dựng và nền – nguyên tắc cơ bản về tính toán”, TCVN 4253-2012: “Nền các công trình thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế”;
Đối với các khối bê tông tiếp giáp với nền, trước khi đổ phải kiểm tra nền khối đổ về: kích thước, cao độ, vệ sinh cạy dọn đá long rời, bê tông lót…;
Với những khối đổ chồng tiếp theo (cần chú ý thời gian các khối đổ chồng là không dưới 7 ngày, các khối liền kề không dưới 4 ngày), bề mặt nền mà bê tông sẽ được đổ nối tiếp vào sẽ không được phép có nước đọng, bùn, đá vụn, dầu mỡ, …. Việc làm sạch bề mặt khe thi công bao gồm loại bỏ cả váng xi măng bê tông bị xốp hay bị hỏng, lớp phủ cát, hợp chất bảo dưỡng (nếu có). Bề mặt bê tông đã đổ trước phải được làm nhám, kể cả việc phải sử dụng biện pháp đánh xờm;
Trước khi đổ bê tông, các nội dung công tác liên quan đến khối đổ như vệ sinh nền, công tác cốp pha, cốt thép phải được nghiệm thu theo các yêu cầu đã nêu trên.
- Thi công bê tông
+ Đổ, san, đầm và dưỡng hộ bê tông
Trước khi đổ bê tông nhà thầu phải được TVGS nghiệm thu công tác xử lý nền, xử lý tiếp giáp của khối đổ trước, đặt buộc, hàn cốt thép, lắp dựng cốp pha, giàn giáo, khống chế lớp bảo vệ, vệ sinh, tưới ẩm nền và khối đổ trước.
Kiểm tra công tác chuẩn bị đổ bê tông của nhà thầu.
Giám sát công tác sản xuất, vận chuyển, đổ, san, đầm, dưỡng hộ và lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra của nhà thầu theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật của thiết kế và quy định hiện hành (14TCN 59-2002).
Hàng ngày, việc sản xuất, vận chuyển từng chuyến, loại, khối lượng bê tông, vị trí lấy và đổ bê tông, quãng đường vận chuyển, thời gian trộn, vận chuyển, đổ, san, đầm và dưỡng hộ bê tông, các sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến quá trình đổ bê
37
tông tại khoảnh đổ, đợt đổ,… phải được ghi chép cẩn thận trong sổ nhật ký giám sát.
Kiểm tra chất lượng, kích thước khối bê tông sau khi tháo dỡ, biện pháp xử lý, … và nghiệm thu khối bê tông vừa hoàn thành.
+ Kiểm tra chất lượng bê tông
Việc kiểm tra chất lượng sản xuất và thi công bê tông bao gồm tất cả các khâu của quá trình thực hiện của nhà thầu, bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, cách tính hỗn hợp bê tông và bê tông đã đông cứng. Trong quá trình thi công bê tông cần chú ý đến độ sụt và lấy mẫu thí nghiệm;
Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo các quy định sau:
Đối với bê tông trộn tại hiện trường: Kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông đầu tiên;
Đối với bê tông trộn tại trạm trộn: Kiểm tra trong các chuyến vận chuyển đầu tiên đến khối đổ, mỗi lần trong một ca (nếu không có thay đổi cấp phối) và bất kỳ chuyến vận chuyển nào nếu TVGS nghi ngờ;
Khi tại trạm trộn có sựthay đổi cấp phối bê tông: Phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra ít nhất một lần trong một ca;
Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ và được bảo dưỡng theo TCVN 3105-1993;
Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông lấy theo từng tổ mẫu, mỗi tổ mẫu gồm 3 mẫu, mẫu được lấy cùng 1 lúc và ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105-1993, kích thước viên mẫu chuẩn (150x150x150)mm, đối với bê tông dùng đá 4x6cm thì kích thước mẫu chuẩn là (200x200x200)mm;
Số lượng mỗi tổ mẫu được quy định theomục, 7.1.7 tại TCVN 4453 – 1995. * Quản lý công tácchuẩn bị đổ bê tông khối lớn
38
Đối với công tác thi công bê tông khối lớn, quy trình thực hiện và các công tác khác được quy định tại TCXDVN 305: 2004: Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
Trong thi công bê tông khối lớn, việc quan trọng nhấtlà việc khống chế việc phát sinh nhiệt trong quá trình thi công. Việc khống chế lượng nhiệt của bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bê tông.
Các công trình bê tông khối lớn thường phải chia thành nhiều đoạn bằng những khe lún và khe nhiệt độ. Khi công tác đoạn công trình người ta lại phải chia thành nhiều khối bằng các mạch thi công.
Mạch thi công có tác dụng đảm bảo điều kiện thi công chứ không cần thiết cho việc sử dụng công trình sau này, trái lại nó là những chỗ yếu của công trình về chịu kéo, chống trượt, chống thấm. Vì vậy trong khi thi công phải xử lý các mạch thi công một cách thận trọng, khi phân phối phải cố gắng giảm số mạch thi công xuống ít nhất.