Tăng cường công tác thí nghiệm tại hiện trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 85)

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.5.3.Tăng cường công tác thí nghiệm tại hiện trường

Một trong những khâu quan trọng nhất để có thể đo lường xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng là công tác thí nghiệm hiện trường và kiểm định chất lượng. Theo nghị định 15/2013-NĐ/CP về Quản lý chất lượng công trình, nhà thầu phải có hệ thống quản lý chất lượng của mình trước khi tiến hành nghiệm thu. Do đó, nhà thầu thi công phải có công tác thí nghiệm hiện trường, điều này có thể được thực hiện với phòng thí nghiệm hiện trường hoặc phòng thí nghiệm không ở hiện trường với điều kiện các phòng thí nghiệm đó phải là phòng thí nghiệm đạt chuẩn.

Nhà thầu thi công là Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh đã ký hợp đồng với phòng thí nghiệm xây dựng LAS-XD 689 để thực hiện công tác thí nghiệm hiện trường. Tuy nhiên, hiện tại công tác thí nghiệm vẫn còn nhiều bất cập, đó là: phòng thí nghiệm hiện trường chỉ có thể thí nghiệm những công tác đơn giản như ép mẫu bê tông, kiểm tra thành phần hạt của cốt liệu, các công tác khác phải chuyển mẫu về phòng thí nghiệm LAS-XD 689 tại Hà Đông –

78

Hà Nội. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng và làm chậm tiến độ thi công của các hạng mục.

Một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến độ chính xác của kết quả thí nghiệm hiện trường đó là công tác lấy mẫu và bảo quản mẫu. Việc lấy mẫu cần phải tuân thủ theo quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành. Việc bảo quản mẫu phải được giám sát chặt chẽ và phải thực hiện bảo quản mẫu theo yêu cầu bảo quản mẫu thí nghiệm xây dựng. Các công tác lấy mẫu phải tuân thủ một số tiêu chuẩn sau: xi

măng theo tiêu chuẩn TCVN 6260-1995, cát theo tiêu chuẩn TCVN 1770-1986,

TCXD 127-1985, đá dăm theo tiêu chuẩn TCVN 1771-1986, thép theo tiêu

chuẩn TCVN 1651-1985, TCVN 6285-1997, bê tông theo tiêu chuẩn TCVN

4453-1995.

Theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 lấy mẫu bê tông thực hiện như sau: Mỗi loại cấu kiện bê tông phải lấy một tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105-1993. Kích thước viên mẫu 10x10x10cm hoặc 15x15x15cm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m2 và cứ 250m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ ít hơn 1000m3.

+ Đối với các móng lớn: cứ 100m3 bê tông lấy 01 tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng.

+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối lượng đổ lớn hơn 50m3 thì cứ 50 m3 lấy 01 tổmẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3.

+ Đối với kết cấu cấu khung cột, dầm, sàn cứ 20m3 lấy 01 tổ mẫu, nhưng khi khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu cho mỗi loại cấu kiện.

+ Đối với các kết cấu đơn chiếc khác có khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.

79

+ Đối với bê tông nền, mặt đường ô tô, đường băng sân bay… cứ 200m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.

Tuy nhiên, có một thực tế là đơn vị thí nghiệm là đơn vị do nhà thầu thi công thuê để thực hiện công tác thí nghiệm hiện trường nên khó có thể khẳng định rằng không có sự tác động của nhà thầu vào kết quả thí nghiệm mặc dù đơn vị tư vấn giám sát có chất lượng tốt về nghiệp vụ giám sát.

Nâng cao chất lượng của sản phẩm xây dựng nói chung cũng như của công tác thi công bê tông nói riêng có nghĩa là phải chính xác hóa và chuẩn hóa các công tác thí nghiệm hiện trường một cách minh bạch nhất. Muốn như vậy rất cần thiết có thêm một đơn vị kiểm định chất lượng công trình làm việc song song với đơn vị thí nghiệm của nhà thầu thi công nhưng có thể với tần suất nhỏ hơn so với đơn vị thí nghiệm của nhà thầu. Đơn vị thí nghiệm có chức năng kiểm tra thí nghiệm hoàn toàn độc lập và cho ra kết quả nhằm so sánh với các kết quả của đơn vị thí nghiệm hiện trường. Kết quả của đơn vị kiểm định chất lượng công trình là một cơ sở để khẳng định chất lượng của công trình xây dựng. Đối với công trình có khối lượng thi công lớn và thời gian thi công dài, lại là công trình trọng điểm của thành phố Hà Nộinên việc áp dụng hình thức kiểm định chất lượng công trình là cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 85)