Hệ thống văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 50)

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.6.1. Hệ thống văn bản pháp luật

Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành và thực thi nhằm nâng cao tông tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng. Tuy nhiên những văn bản đó cũng có những hạn chế nhất định:

43

Nhiều văn bản pháp luật ban hành để điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động các chủ thể tham gia vào công tác quản lý chất công trình xây dựng, nhưng trên thực tế tính phù hợp là chưa cao, biểu hiện của nó là việc vận dụng các văn bản còn lúng túng nên chưamang lại hiệu quả như mong muốn.

2. Về tính đồng bộ của các văn bản:

Việc thiếu đồng bộ giữa các văn bản; ban hành chưa kịp thời, có nội dung chưa nhất quán. Đây là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho người thực hiện, vì vậy để quản lý có hiệu quả cao, thuận tiện cho người thực hiện, thống nhất quản lý một cách đồng bộ về mặt định hướng của các văn bản là hết sức cần thiết.

Có thể kể ra 1 ví dụ cụ thể đối với ngành thủy lợi như sau: năm 2002 bộ NN&PTNT ban hành TCXDVN285-2002 về các chỉ tiêu thiết kế công trình thủy lợi, trong văn bản này có phân công trình thành 5 cấp (từ cấp 1 đến cấp 5). Sau đó, nghị định 209/2004-CP ra đời phân cấp công trình là 5 cấp (từ cấp đặc biệt đến cấp 4). Tuy nhiên trong suốt nhiều năm liền không có tiêu chuẩn nào hướng dẫn thay thế TCXDVN285-2002 dẫn đến trong quá trình áp dụng còn nhiều lúng túng, gây khó khăn cho các nhà tư vấn thiết kế. Đến tháng 6 năm 2013 mới ban hành QCVN 04-05/2012 thay thế cho TCXDVN285-2002 và phân cấp công trình theo nghị định 209/2004-CP. Tuy nhiên, ngay sau đó nghị định 209/2004-CP lại được thay thế bằng nghị định 15/2013-CP. Điều này cho thấy tính đồng bộ giữa các văn bản là chưa cao.

3. Vềtính cụ thể và chi tiết của các văn bản

Các văn bản ban hành thiếu cụ thể và chi tiết, có biên độ vận dụng lớn gây khó khăn cho các đối tượng khi thực hiện chức năng quản lý của mình. Với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính cụ thể và chi tiết sẽ tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến tính hiệu lực và hiệu quả các văn bản là rất hạn chế và gây khó khăn cho người thực hiện cũng như người quản lý.

44

Việc điều chỉnh, sửa đổi các văn bản nhiều lần trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của các chủ thể tham gia vào công tác quản lý chất lượng công trình.

Tất cả những vấn đề trên làm ảnh hưởng lớn đến việc quản lý chất lượng công trình nói chung và quản lý chất lượng công tác thi công bê tông nói riêng cụ thể:

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành thay thế nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, về cơ bản nghị định 15/2013/NĐ-CP đã khắc phục được những bất cập của nghị định 209/2004/NĐ-CP, nhưng vẫn còn một số điều còn hạn chế:

Tại khoản 5 điều 25: “Trách nhiệm của nhà thầu thi công”

Lập biện pháp thi công thì là việc của nhà thầu, còn phê duyệt thì đây là một điều đáng phải bàn. Vì theo quy định trước đây chỉ có chủ đầu tư mới có quyền phê duyệt biện pháp thi công, mục đích nhằm để quản lý chất lượng công trình, tiến độ thi công, chi phí, an toàn lao động,...Bây giờ để cho nhà thầu vừa lập biện pháp thi công và phê duyệt như vậy sẽ không tạo ra tính khách quan, bởi nếu nhà thầu đưa ra biên pháp thi công không khả thi mà tự mình duyệt, dẫn đến chất lương thi công không tốt, làm ảnh đến chất lượng công trình và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến công tác thi công bê tông.

Ngoài ra, Luật xây dựng mới cũng đã ra đời, số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014. Do đó, toàn bộ hệ thống văn bản dưới Luật xây dựng sẽ bị thay thế. Một số văn bản mới được ban hành như Nghị định 15/2013/NĐ-CP; Thông tư số 10/2013/TT-BXD… chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn. Điều này có thể gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng công trình nói chung và công tác quản lý chất lượng thi công bê tông nói riêng.

Chính những tồn tại của các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng công trình đã ảnh rất lớn đến quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình xây dựng.

45

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)