Xây dựng và phát triển các chương trình hỗ trợ phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm nông lâm sản góp phần nâng cao hiệu quả SXKD tại Công ty. Cụ thể:
Trong hoạt động dịch vụ cung ứng nguyên liệu giấy, Công ty đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Công ty khác như: Công ty lâm nghiệp Yên Lập, Đoan Hùng… thực tế đã dẫn tới doanh thu từ hoạt động này giảm. Vì thế, Công ty cần có các biện pháp nhằm nâng cao uy tín, chiếm lĩnh thị phần trong cung ứng gỗ nguyên liệu cho tổng công ty giấy Việt Nam: đảm bảo chất lượng gỗ cung ứng theo đúng yêu cầu khách hàng, giao hàng đúng đủ về số lượng và thời gian theo hợp đồng, chủ động tìm kiếm bạn hàng… Ngoài thị trường chính, lớn và ổn định trên, Công ty cần mở rộng đến các thị trường tiêu thụ khác trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, nhu cầu cây giống của các đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện là khá ổn định. Công ty nên tận dụng lợi thế về địa điểm, nguồn lực của mình để tham gia cung ứng cho thị trường này.
Liên doanh liên kết với trường Đại học Lâm nghiệp đưa xưởng chế biến gỗ ván ép vao sản xuất nhằm tận thu sản phẩm phụ sau khai thác, ,tăng hiệu quả kinhh doanh trồng rừng.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang ở trong quá trình giao lưu và hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và kinh tế thế giới. Sự hội nhập này, một mặt thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, nhưng mặt khác lại đặt các Doanh nghiệp xây dựng phải có sự đổi mới cũng như lớn mạnh để đáp ứng được các nhu cầu về đổi mới của đất nước. Qua đây có thể thấy tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hiện nay vì khi sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao chứng tỏ công ty đó làm ăn có lãi.
Sau quá trình thực tập tại công ty lâm trường Xuân Đài, tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty nhìn chung là đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc. Tuy nhiên còn một số khâu vẫn chưa hoàn thiện, vì vậy Công ty cần phải đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu ở trên thì việc sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả.
Qua tìm hiểu thực tế về việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty, kết hợp cùng với những kiến thức đã được đào tạo, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả hơn nữa.
Với đề tài rộng, dù cố gắng hết sức nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên trong quá trình hoàn thiện báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo và các cô chú lãnh đạo trong Công ty để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn nữa và có giá trị thực tiễn.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy TS.Trần Hữu Dào cùng toàn thể ban giám đốc và toàn thể cô, chú phòng tài vụ kế toán, phòng tổ chức, phòng kế hoạch kinh doanh của công ty lâm nghiệp Xuân Đài đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thiện bài báo cáo này. Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN I...1
ĐẶT VẤN ĐỀ...1
1.1. Sự cần thiết...1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát...2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...2
1.3. Nội dung nghiên cứu...2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3
1.5. Phương pháp nghiên cứu:...3
PHẦN II...4
KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN...4
2.1.Doanh nghiệp lâm nghiệp...4
2.1.1. Khái niệm...4
2.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp...4
2.1.3. Một số đặc trưng của DNLN...5
2.2.Một số vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh...6
2.2.1.Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh...6
2.2.2.Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh...7
2.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...8
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh...9
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của DNLN...10
2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg...10
2.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận...13
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động...14
2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp...14
2.4 Chủ trương đổi mới lâm trường quốc doanh giai đoạn 2006 – 2010...15
PHẦN III...18
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP XUÂN ĐÀI...18
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty lâm nghiệp Xuân Đài..18
3.1.2. Các đặc điểm cơ bản ...19
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty lâm nghiệp Xuân Đài...21
3.3. Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty ...22
3.3.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của công ty ...22
3.3.2 Cơ cấu đất đai tài nguyên của công ty lâm nghiệp Xuân Đài...23
3.3.3 Tình hình tổ chức sản xuất của Công ty...25
3.3.4 Tình hình tổ chức quản lý của công ty lâm nghiệp Xuân Đài ...26
3.5 Đặc điểm về vốn của Công ty...33
PHẦN IV...34
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP XUÂN ĐÀI SAU CHUYỂN ĐỔI...34
4.1. Nghiên cứu phương án chuyển đổi lâm trường Xuân Đài thành Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài...35
4.1.1. Căn cứ và mục tiêu chuyển đổi...35
4.1.2. Phương án quản lý sử dụng rừng và đất rừng...36
4.1.3. Phương án sắp xếp lại lao động...37
4.1.4. Tình hình vốn kinh doanh và phương án tài chính...38
4.1.5 Phương án kinh doanh sau chuyển đổi ...40
4.1.6. Một số đánh giá về quá trình chuyển đổi...42
4.2. Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài sau chuyển đổi...43
4.2.1 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau chuyển đổi thông qua một số chỉ tiêu...43
4.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại công ty...59
4.2.5. Hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng...62
4.2.6 Một số nhận định về hoạt động của Công ty sau chuyển đổi...63
4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty...64
4.3.1 Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý theo hướng chuyển
sang Công ty Cổ phần ...64
4.3.2 Giải pháp về sử dụng đất rừng...66
4.3.3 Giải pháp về nợ phải trả và khả năng thanh toán...67
4.3.4 Tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh..68
4.3.5 Đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật...68
4.3.6 Giải pháp về thị trường...69
...69
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
CBCNV Cán bộ công nhân viên CĐ-TC Cao đẳng – trung cấp
VCSH Vốn chủ sở hữu
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DT Doanh thu
GĐ Giám đốc
HĐKD Hoạt động kinh doanh
LN Lợi nhuận
NV Nhân viên
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TCT Tổng công ty
TSLĐ Tài sản lưu động
STT Số thứ tự
UBND Uỷ ban nhân dân
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
SXKD Sản xuất kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
NLG Nguyên liệu giấy
TC Tài chính
PHỤ BIỂU
Biểu 01 :Cơ cấu đất đai và tài nguyên của công ty lâm nghiệp Xuân Đài. Biểu 02: Các bộ phận sản xuất chủ yếu tại công ty lâm nghiệp Xuân Đài. Biểu 03: Tình hình tổ chức lao động của công ty năm 2008.
Biểu 04: Tình hình vốn của Công ty.
Biểu 05: Quy hoạch sử dụng đất của công ty sau khi chuyển đổi.
Biểu 06: Nhu cầu sử dụng lao động của công ty trong 5 năm 2008-2012. Biểu 07: Nguồn vốn lâm trường quốc doanh khi chuyển sang công ty. Biểu 08: Kế hoạch trồng rừng trong các năm 2008-2015.
Biểu 09: Nhu cầu cân đối vốn đầu tư của công ty trong 5 năm( 2008-20012). Biểu 10:Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu và doanh thu khác. Biểu 11: Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Biểu 12: Tình hình thực hiện nợ phải trả và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Biểu 13: Tình hình thực hiện sản phẩm dịch vụ của công ty. Biểu 14: Xếp loại doanh nghiệp và Hội đồng quản trị.
Biểu 15: Tình hình thu nhập của người lao động. Biểu 16: Diễn biến diện tích rừng qua các năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Thơ (2007); Loạt bài “thay máu cho Nông Lâm trường quốc doanh”, tạp chí kinh tế nông thôn.
2. Chính Phủ (2006); Quyết định 224/2006/QD-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước.
3. Nguyễn Văn Đệ (2002); Phân tích hoạt động SXKD trong Doanh nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tuấn - Trần Hữu Dào (2002); Quản lý doanh nghiệp Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Ngô Đình Thọ, Phạm Xuân Phương, Bùi Huy Nho, Nguyễn Hữu Tuynh (2006); Cẩm nang ngành Lâm nghiệp – Chương quản lý Lâm trường quốc doanh.