doanh của Công ty
4.3.1 Tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý theo hướng chuyển sang Công ty Cổ phần
* Những căn cứ để tiến hành đổi mới:
- Căn cứ vào Luật doanh nghiệp năm 2005
- Căn cứ vào Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.
- Căn cứ vào chủ trương của Tổng công giấy Việt Nam. - Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty.
* Xác định lại giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới
Việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Để tiếp tục sắp xếp, đổi mới Công ty cần xác định giá trị doanh nghiệp chính xác hơn.
Căn cứ vào Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ, thì việc xác định giá tri doanh nghiệp căn cứ vào cả 2 phương pháp: phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu:
Giá trị thực tế của công ty = giá trị TSCĐ và Đầu tư dài hạn + giá trị TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn + giá trị lợi thế kinh doanh (nếu có) + giá trị đất + giá trị rừng
Trong đó:
- Giá trị TSCĐ và Đấu tư dài hạn + Giá trị TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn: Căn cứ vào số liệu kiểm kê tài sản của Công ty.
- Giá trị lợi thế kinh doanh (nếu có):
Giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty được coi như phần giá trị vô hình, hiện nay có một số nước trên thế giới đã xác định được giá trị này nhưng ở nước ta việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh cho các doanh nghiệp còn nhiều tranh cãi. Hiện nay việc xác định vẫn căn cứ vào Thông tư số 79/2002/TT - BTC của Bộ Tài chính. Giá trị lợi thế kinh doanh của công ty được cộng thêm vào giá trị thực tế của doanh nghiệp (nếu tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kì hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất so với thời điểm định giá. Nếu tỷ suất lợi nhuận sau thuế thấp hơn lãi suất trái phiếu thì giá trị lợi thế âm và ta giữ nguyên giá trị lợi thế đó (không cộng vào giá trị doanh nghiệp)
- Giá trị đất đai:
Việc tính giá trị của đất căn cứ vào Nghị định 188/2004/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá trị đất và khung giá các loại đất và- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 188. Đồng thời cũng căn cứ vào các Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xác định giá trị các loại đất được chính xác và bám sát hơn vào tình hình địa phương.
- Giá trị rừng:
+ Nếu rừng đã đến tuổi khai thác thì giá trị của rừng được tính bằng giá trị gỗ khai thác. Giá trị rừng đến tuổi khai thác = Diện tích x Sản lượng bình quân x
+ Rừng chưa đến tuổi khai thác thì giá trị rừng tính theo chi phí đầu tư và được tập hợp diện tích trồng theo từng năm để tính. Giá trị rừng (ở hiện tại) được xác định theo công thức sau:
Vn=V0*(1+r)t Trong đó:
V0 : là giá trị đầu tư tại năm gốc r: là lãi suất tiền vay
t: là thời gian * Tính tổng chi phí đầu tư:
Bao gồm: Chi phí trồng rừng + chi phí chăm sóc bảo vệ năm 1,2,3 + chi phí
bảo vệ khép tán năm 4 đến năm 7
Tính chi phí đầu tư trồng rừng/ ha:
Ta có chi phí đầu tư trồng rừng/ ha = Chi phí thiết kế + chi phí
quản lí + chi phí ban quản lí công trình + chi phí bảo hiểm xã hội, văn thể, cộng đồng + chi phí nhân công + chi phí vật liệu( gồm chi phí cây giống + chi phí phân bón).