a,Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty có tất cả:
- 12 đơn vị sản xuất được thể hiện qua biểu sau
TT Bộ phận sản xuất Nhân viên (Người) Diện tích đất quản lý Nhiệm vụ chủ yếu
1. Khâu lâm sinh - Tổ chức trồng
rừng, chăm sóc 1.1. Đội 1: Xuân Đài 10 699,9
1.2 Đội 2: Long Cốc 12 575 1.3 Đội 3: Văn Luông 20 75,6
1.4 Đội 4: Võ Miếu 10 432,9
1.5 Đội 5: Tam Thanh 04 38,9 1.6 Đội 6: Kim
Thượng
04 922,1
1.7 Đội 7: Xuân Đài 02 >300(Đất mượn) 1.8 Đội 8: Khả Cửu 08 549 1.9 Đội 9: Thượng Cửu 04 1.011,3 1.1 0 Đội 10: Kim Thượng 09 1.111,4 1.1 1 Đội 11: Long Cốc 08 686 2. Khâu công nghiệp Đội 12: Khai thác và thu mua 17 - (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính ) - 1 xưởng chế biến
- Bộ máy quản lý của Công ty gồm: Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc, đi kèm với đó là 3 phòng ban chức năng: phòng kế hoạch-kỹ thuật, phòng kế toán-tài chính và phòng tổ chức-hành chính.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ kiểm tra, giám sát Quan hệ tham mưu, giúp việc
Nhìn vào sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty lâm nghiệp Xuân Đài ta thấy: Công ty thực hiện quản lý theo kiểu trực tuyến và kết hợp với chức năng. Các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp được chia làm hai loại: Các đội trực tiếp sản xuất và các phòng chức năng.
Các đội sản xuất chỉ nhận mệnh lệnh trực tiếp từ giám đốc theo có chế trực tuyến.
Các phòng chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc về những vấn đề cụ thể trong việc quản lý doanh nghiệp: Theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ sở các bộ phận nội bộ, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp. Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kỹ thuật Ban giám đốc Các đội sản xuất Các đội sản xuất lâm sinh
(Đội 1-11)
Đội khai thác và thu mua (Đội 12)
Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Các đội trưởng các đội sản xuất và trưởng phòng các phòng chức năng họp giao ban nhằm báo cáo tình hình hoạt động sản xuất tại mỗi đội, đồng thời nhận nhiệm vụ tiếp theo trong thời gian tới.
Kiểu cơ cấu bộ máy này có ưu điểm vừa đảm bảo được chế độ thủ trưởng trong quản lý, vừa sử dụng được các chuyên gia giỏi và năng lực chuyên môn của các phòng chức năng trong công ty.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
* Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực thuộc công tác tổ chức hành chính trong phạm vi công ty được phân cấp.Cụ thể:
+ Tham mưu xây dựng phương án tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của đơn vị.
+ Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức lao động, kế hoạch tuyển dụng lao động trình Tổng công ty (TCT) phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định, quy định của công ty và chấp hành đầy đủ các báo cáo do phòng tổ chức TCT quy định.
+ Thực hiện công tác quản lý hồ sơ, nhân sự trong đơn vị và lập kế hoạch nhu cầu đào tạo, trình TCT duyệt. Tổ chức thực hiện khi kế hoạch đã được phê duyệt.
+ Phối hợp các phòng ban chức năng xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công nhân viên hiểu biết và thực hiện theo pháp luật.
+ Tổ chức tiếp dân và đề xuất với giám đốc giải quyết các tranh chấp, đơn thư khiếu nại tố cáo theo quy chế.
+ Hướng dẫn làm thủ tục giải quyết chế độc cho cán bộ công nhân viên theo quy định của Nhà nước.
* Phòng tài chính kế toán
- Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác quản lý tài chính theo quy định của TCT và pháp luật của Nhà nước.
- Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm, xây dựng kế hoạch tài chính, chi phí sản xuất trình TCT duyệt.
- Có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển vốn và tài sản.
- Thực hiện đúng quy định về khấu hao tài sản, kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định, trình TCT duyệt.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ nộp ngân sách, các khoản phí, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước cho TCT
- Trực tiếp xây dựng kế hoạch vay vốn ngắn hạn và dài hạn tại ngân hàng và TCT theo dự án được duyệt.
- Thường xuyên đối chiếu báo cáo lãnh đạo xử lý kịp thời các khoản công nợ khó đòi để có giải pháp thu hồi công nợ, luôn giữ được lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty.
- Phân phối quỹ khen thưởng, phúc lợi theo đúng quy định hiện hành và phân cấp tài chính của TCT.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo niên độ và thời gian quy định của TCT.
- Thực hiện lưu trữ và bảo quản hệ thống chứng từ có liên quan đến tình hình tài chính của Công ty qua các niên độ kế toán.
* Phòng kế hoạch kỹ thuật
- Tham mưu giúp việc cho giám đốc về tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất lâm sinh và khai thác nguyên liệu giấy theo quy định của TCT.
- Lập kế hoạch trồng rừng dài hạn và hàng năm phù hợp với khả năng của công ty báo cáo giám đốc trình TCT, tổ chức kế hoạch thực hiện.
- Bố trí đất đai vào trồng rừng hàng năm, cử cán bộ giám sát thiết kế trồng rừng ngoại nghiệp, kiểm tra giao nhận thiết kế trồng rừng tại hiện trường. Lập biên bản xác định khối lượng đã thiết kế báo cáo giám đốc quyết định.
- Chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật thi công trồng, chăm sóc rừng theo đúng quy trình kỹ thuật và các quy định khác của TCT.
- Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức nghiệm thu trồng rừng, chăm sóc nội bộ, đánh giá kết quả sản xuất theo từng công đoạn, làm căn cứ báo cáo với TCT nghiệm thu.
- Tổng hợp kết quả trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng khép tán hàng năm báo cáo với TCT.
- Lập kế hoạch nhu cầu vật tư, hạt giống phục vụ sản xuất cây con theo quy trình kỹ thuật. Kiểm tra phòng trừ sâu bệnh.
- Xây dựng vườn ươm cố định, tạm thời để sản xuất cây con theo kế hoạch được giao.
- Cung cấp hồ sơ thiết kế trồng rừng và các tài liệu có liên quan đến đối tượng rừng cần thiết kế khai thác. Chuẩn bị và hoàn thiện đầy đủ thủ tục cần thiết trước khi đưa rừng vào khai thác theo quy định và nghiệm thu rừng sau khai thác.
- Theo dõi tổng hợp, báo cáo TCT kết quả thực hiện khai thác hàng quý, 6 tháng và cả năm. Báo cáo diện tích, sản lượng rừng không khai thác hết chuyển sang năm sau.
3.4 Tình hình tổ chức lao động của công ty lâm nghiệp Xuân Đài
Lao động luôn được coi là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động tốt, được bố trí hợp lý thì đem lại hiệu quả trong sản xuất và ngược lại. Do đó đội ngũ lao động luôn được các doanh nghiệp chú trọng và quan tâm sau vốn. Ta có:
Biểu 03: Tình hình tổ chức lao động của công ty năm 2008
Stt Chỉ tiêu Số
lượng
Trình độ
Đại học CĐ-TC Công nhân I Lao động gián tiếp 33
1 Ban giám đốc 2 2 2 Phòng tổ chức hành chính 10 5 3 2 3 Phòng tài chính – kế toán 4 3 1 4 Phòng kế hoạch - kỹ thuật 13 8 5 5 Nhân viên phục vụ 4 4 II Lao động trực tiếp 108 1 Đội 1 10 1 9 2 Đội 2 12 12 3 Đội 3 20 1 19 4 Đội 4 10 1 9 5 Đội 5 4 1 3 6 Đội 6 4 4 7 Đội 7 2 2 8 Đội 8 8 1 7 9 Đội 9 4 1 3 10 Đội 10 9 9 11 Đội 11 8 1 7 12 Đội 12 17 1 16 Tỷ lệ 100% 16,3% 8,5% 75,2% (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)
Nhân viên phục vụ bao gồm hai cấp dưỡng có nhiệm vụ phục vụ trong công tác vệ sinh khu vực trụ sở công ty và nấu ăn cho nhân viên làm tại công ty, một nhân viên bảo vệ và một y sĩ có nhiệm vụ khám, chăm sóc, cung cấp thuốc men cho công nhân khi họ yêu cầu.
Đối với lao động thuộc phòng kế hoạch - kỹ thuật, có một phần lao động thực hiện công tác ngay tại các đội sản xuất để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện trồng rừng, số còn lại làm việc tại văn phòng và có nhiệm vụ tổng hợp và phân tích những số liệu, thông tin từ các đội sản xuất và vạch kế hoạch thực hiện kế hoạch do TCT đặt ra cho công ty.
Phòng kế toán tài chính thường xuyên đi giám sát, nghiệm thu các rừng đã và đang sử dụng để kiểm tra việc sử dụng vốn có hợp lý hay không, hiệu quả của vốn đầu tư ra sao.
Việc bố trí lực lượng lao động giữa các bộ phận có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động bình quân trong toàn công ty. Tại công ty lâm nghiệp Xuân Đài việc bố trí sắp xếp số lao động quản lý lại chiếm một phần khá lớn trong khi tỷ trọng của cán bộ có trình độ đại học chiếm 16,3%, trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 8,5% có tỷ trọng thấp so với tổng số lao động trong toàn công ty. Chính vì vậy, các DNNN khi chuyển đổi sang Công ty cần có sự sắp xếp lại cho hợp lý để có hiệu quả cao hơn.
Trong công ty trong vài năm gần đây không có trường hợp tai nạn lao động hay lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Nguyên nhân là do công ty chú trọng đến công tác an toàn và vệ sinh lao động. Thực hiện việc trang bị bảo hộ lao động,công tác phòng chống cháy chữa cháy rừng tốt, đồng thời hàng năm công ty thực hiện khám định kỳ cho toàn thể lao động trong công ty. Thực hiện tốt công tác làm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho lao động.