Tình hình vốn kinh doanh và phương án tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Xuân Đài – Tân Sơn – Phú Thọ (Trang 38)

- Nguồn vốn lâm trường quốc doanh chuyển giao cho công ty:

Sau khi chuyển đổi thành công ty lâm nghiệp Xuân Đài lâm trường Xuân Đài đã chuyển giao lại nguồn vốn cho công ty.

Biểu 07: Nguồn vốn lâm trường quốc doanh khi chuyển sang công ty (đơn vị: đồng) TT Nguồn vốn Số lượng Tỷ trọng (%) I Vốn SXKD theo nguồn hình thành 45.072.127.232 100 1 Vốn chủ sở hữu 2.689.921.148 6 2 Vốn vay nợ 42.363.819.018 94 II Vốn SXKD theo mục đích sử dụng 45.072.127.232 100 1 Vốn cố định 5.877.787.576 13 2 Vốn lưu động 39.194.339.656 87

(nguồn: phòng tài chính_kế toán)

Theo báo cáo trong bảng tổng kết tài sản đến ngày 31/12/2006, công ty có tổng nguồn vốn SXKD theo nguồn hình thành là 45.072.127.232 đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 2.689.921.148 đồng tương ứng 6% và vốn vay nợ là 42.363.819.018 đồng tương ứng 94% nguồn vốn SXKD; Theo mục đích sử dụng nguồn vốn của công ty là 45.072.127.232 đồng, trong đó vốn cố định là 5.877.787.576 đồng chiếm 13% và vốn lưu động là 39.194.339.656 đồng chiếm 87% vốn SXKD theo mục đích sử dụng.

- Phương án tài chính và xử lý công nợ của công ty: Qua 3 năm vừa qua tình hình tài chính của công ty đã đi vào ổn định, có lãi tuy chưa cao. Có được kết quả như vậy là do công ty đã áp dụng các biện pháp xử lý công nợ đó là:

+ Rà soát đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, xử lý công nợ khó đòi từng bước làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của đơn vị, sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích kinh doanh có hiệu quả.

+ Hiện nay công ty còn tồn đọng : 2.874.911 đồng (2006) là công nợ khó đòi của các cá nhân đã bỏ việc, nghỉ việc từ những năn 1994-1998, đơn vị đã trích lập quỹ dự phòng và hach toán vào chi phí SXKD.

+ Tranh thủ nguồn vốn ưu đãi của nhà nước, huy động vốn nhàn dỗi của CBCNV-lao động trong và ngoài công ty đẻ liên kết đầu tư trồng rừng, đảm bảo vốn cho hoạt đọng sản xuất kinh doanh của công ty.

* Đối với vay nợ ngắn hạn, dài hạn: để đảm bảo SXKD được ổn định và phục vụ kịp thời hoạt động SXKD đơn vị phải vay vốn ngắn hạn Ngân hàng, vay CBCNV- lao đọng trong và ngoài công ty và chịu mức lãi suất thương mại để đầu tư vào trồng rừng NLG.Các khoản vay nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đợn vị sử dụng đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả trả gốc và lãi vay đầy đủ, kịp thời theo các hợp đồng và khế ước đã kí với khách hàng .

* Đối với các khoản phải trả:

Đối với các khoản phải trả khách hàng, CBCNV- lao động trong và ngoài công ty : đơn vị căn cứ vào các hợp đồng ,khế ước, biên bản tạm thu lâm sinh sẽ thanh toán và trả nợ.

Đối với các khoản huy động vốn của CBCNV- lao động liên kết góp vốn đầu tư trồng rừng NLG cùng công ty công ty sẽ đảm bảo trả bằng sản phẩm vào cuối chu kỳ tránh thua thiệt cho người đầu tư góp vốn khi lạm phát như hiện nay: căn cứ vào các hợp đồng, khế ước nhận nợ đợn vị sẽ trả sản phẩm vào cuối chu kỳ, kể cả hợp đồng thuê khoán quản lý bảo vệ rừng cả chu kỳ với CBCNV- lao động của công ty.

Đối với vay dài hạn đầu tư trồng rừng (gốc và lãi) của Tổng công ty giấy Việt nam: đơn vị căn cứ vào khai thác rừng hàng năm đến kỳ phải trả cho Tổng công ty giấy thông qua tiền thanh toán bán hàng NLG.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Xuân Đài – Tân Sơn – Phú Thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w