Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau chuyển đổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Xuân Đài – Tân Sơn – Phú Thọ (Trang 43)

a) Tình hình thực hiện doanh thu và doanh thu khác của công ty sau chuyển đổi

Qua biểu 10 về tình hình doanh thu và thu nhập khác cuả công ty, ta nhận thấy doanh thu và thu nhập khác của công ty qua các năm là tương đối lớn:

Về mặt doanh thu: doanh thu bình quân 2 năm trước khi chuyển đổi: năm

2005 và năm 2006 chỉ đạt 6.782.902.910 đồng. Sang đến 2 năm sau khi chuyển đổi: năm 2007 và năm 2008 thì mức doanh thu bình quân tăng lên và đạt 9.195.162.595 đồng với mức tăng bình quân so với trước khi chuyển đổi là 2.412.259.685 đồng với tỷ lệ tăng là 35,56 %, nguyên nhân tăng là do sau chuyển đổi công ty đã chú trọng đầu tư thêm vốn vào sản xuất làm cho doanh thu từ sản xuất kinh doanh tăng. Cụ thể như sau: mức tăng bình quân năm 2006 tăng so với năm 2005 là 16,923%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,776% nguyên nhân tăng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Doanh thu từ bán gỗ nguyên liệu giấy trước khi chuyển đổi tăng 17,451% với mức doanh thu bình quân là 6.745.698.745 đồng, và sau khi chuyển đổi thì mức doanh thu này tăng chỉ ở mức 0,163% nhưng lại có mức doanh thu bình quân cao hơn là 9.113.265.865 đồng. Như vậy doanh thu từ bán gỗ nguyên liệu giấy của công ty đã có những biến đổi tăng sau khi thực hiện chuyển đổi là 35,10% kéo theo tổng doanh thu tăng so với trước khi chuyển đổi là 2.019.346.659,5 đồng ứng với tỷ lệ tăng 34%, ngoài ra doanh thu từ bán búp chè tươi và cây keo giống cũng góp phần làm tăng tổng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng có sự thay đổi trước và sau khi chuyển đổi, đó là: trước khi chuyển đổi doanh thu tăng 13,3% với mức doanh thu bình quân là 7.721.904 đồng và sau khi chuyển đổi doanh thu tăng 121,67% với mức doanh thu bình quân là 25.408.053 đồng.Như vậy, mức tăng bình quân doanh thu hoạt động tài chính sau khi thực hiện chuyển đổi là 229,04% làm cho tổng doanh thu tăng lên. Qua phân tích ta nhận thấy doanh thu tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của doanh thu bán gỗ nguyên liệu giấy, doanh thu hoạt động tài chính ảnh hưởng không nhiều đến tổng doanh thu của

công ty nhưng lại có tốc độ tăng cao hơn là do sự biến động về nền kinh tế kéo theo lãi tiền gửi của ngân hàng cũng tăng cao, như vậy chứng tỏ rằng công ty đã có hướng phát triển mạnh trong đầu tư kinh doanh tài chính.

Về mặt thu nhập khác: Hầu hết các công ty có nguồn doanh thu không chỉ

duy nhất từ sản xuất kinh doanh mà đều có thêm nguồn thu khác. Công ty lâm nghiệp Xuân Đài hiện nay cũng đang có một nguồn thu nhập khác từ thu nhập bán điện sinh hoạt, cho thuê đất làm đường điện của Mỏ sắt và thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ. Và có tình hình thay đổi như sau: khoản thu nhập khác của công ty sau khi thực hiện chuyển đổi đã giảm 4,79% so với trước khi chuyển đổi, trong đó doanh thu bình quân của 2 năm trước khi chuyển đổi là 305.048.700 đồng và 2 năm sau khi chuyển đổi là 290.449.526 đồng. Khoản thu nhập khác của công ty đã không cao lại còn có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập từ thanh lý nhượng bán TSCĐ giảm, cụ thể trước chuyển đổi thu nhập bình quân về nhượng bán thanh lý TSCĐ là 125.547.600 đồng nhưng sau chuyển đổi giảm xuống còn 29.545.455 đồng. Tuy khoản thu nhập này giảm kéo theo tổng thu nhập khác giảm song điều này lại chứng tỏ rằng việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở công ty là tương đối tốt.

Đánh giá chung: tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trước và sau khi chuyển đổi đã có những thay đổi rõ rệt tuy nhiên tình hình thu nhập khác lại có xu hướng giảm xuống. Do đó công ty cần chú trọng hơn vào các khoản thu nhập khác vì nó tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp giúp tăng doanh thu.

Theo kết quả phân tích ở trên ta có thể tiến hành xếp loại doanh nghiệp theo chỉ tiêu này như sau: trước khi chuyển đổi: xếp loại A, sau khi chuyển đổi do tăng 2,75% nhỏ hơn 5% nên xếp loại B, do doanh thu và thu nhập khác so với năm trước tăng lớn hơn 5%.Nên theo đánh giá thì chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác xếp loại A

Biểu 10:Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu và doanh thu khác (Chỉ tiêu 01)

Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi So sánh

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 BQ % Năm 2007 Năm 2008 BQ % %

Tổng doanh thu (đ) 6.464.261.97 3 7.727.085.056 7.095.673.515 119,5 4 9.381.815.147 9.640.225.20 1 9.511.020.174 102,754 134,0 I

Doanh thu từ sản xuất

kinh doanh 6.253.738.890 7.312.066.930 6.782.902.910 116,92 9.159.620.810 9.230.704.380 9.195.162.595 100,776 135,56

1

Doanh thu bán gỗ nguyên

liệu giấy 6.204.330.560 7.287.066.930 6.745.698.745 117,4 5 9.105.827.350 9.120.704.380 9.113.265.865 100,163 135,10 2 Doanh thu từ bán búp ché tươi 38.483.330 25.000.000 31.741.665 64,96 3 53.793.460 57.575.700 55.684.580 107,031 175,43 3

Doanh thu bán cây keo

giống 0 10.925.000 5.462.500 - 0 110.000.000 55.000.000 - 1006,86

III

Doanh thu từ hoạt động

tài chính 7.240.283 8.203.526 7.721.904 113,3 15.797.795 35.018.311 25.408.053 221,666 329,04 IV Doanh thu khác (đ) 203.282.800 406.814.600 305.048.700 200,12 206.396.542 3.74.502.510 290.449.526 181,448 95,21

b) Tình hình thực hiện lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước

Mục tiêu lớn nhất của mọi công ty chính là lợi nhuận, nó không chỉ thể hiện sự lãi lỗ trong làm ăn mà còn thể hiện được sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng tổng hợp phân tích lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty trong 4 năm từ năm 2005 - 2008:

Qua biểu phân tích lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, ta nhận thấy: Lợi nhuận của công ty biến động tăng qua các năm như sau:

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: sau khi thực hiện

chuyển đổi chỉ tiêu lợi nhuận này có tốc độ tăng rất cao so với trước khi chuyển đổi là 153.82%. Đây là tốc độ tăng cao nhất so với các chỉ tiêu lợi nhuận khác, chỉ tiêu này được đánh gía cụ thể như sau: trước khi chuyển đổi lợi nhuận gộp bình quân chỉ đạt 1.220.770.694 đồng với mức tăng bình quân năm 2006 so với năm 2005 tăng 197,91% và sau khi thực hiện chuyển đổi thì lợi nhuận gộp bình quân tăng lên đáng kể so với trước khi chuyển đổi và đạt 3.098.603.742 đồng với mức tăng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,06%. Kết quả đánh giá trên khẳng định hiệu quả của quá trình chuyển đổi của công ty, do sau chuyển đổi công ty đã đầu tư thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh kéo theo lợi nhuận tăng cao đáng kể đặc biệt là năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.156.218.375 đồng (một con số tương đối lớn).

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: đây là chỉ tiêu phản

ánh lợi nhuận thực của công ty sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và các khoản giảm trừ.Với kết quả phân tích ở bảng trên ta nhận thấy: sau khi chuyển đổi lợi nhuận thuần có tốc độ tăng bình quân cao hơn so với trước khi chuyển đổi là 119,43%. Đây là tốc độ tăng cao nhưng so với tốc độ tăng của lợi nhuận gộp thì thấp hơn rất nhiều. Chứng tỏ chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của công ty là khá rất lớn. Đây là nguyên nhân làm cho lợi nhuận thuần của công ty giảm sút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do công ty không phải chi cho phần thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và hoàn lại nên lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận kế toán sau thuế là như nhau.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp như bảng phân tích trên đã thể hiện, ta nhận thấy lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi chuyển đổi tăng cao hơn trước khi thực hiện chuyển đổi, cụ thể như sau:

Năm công ty có lợi nhuận thấp nhất là năm 2006 đạt 65.500.900 đồng, nguyên nhân do đây là năm khởi đầu cho phương án chuyển đổi nên trong quá trình thực hiện sản xuất còn nhiều lúng túng dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao. Và đến năm 2008 là năm có lợi nhuận cao nhất đạt 163.214.100 đồng tăng 29,84% so với năm 2007. Do đó sau khi chuyển đổi lợi nhuận có tốc độ tăng bình quân so với trước khi chuyển đổi là 146,78%, trong đó lợi nhuận bình quân trước khi chuyển đổi là 1.419.857.944 đồng và sau khi chuyển đổi có giá trị cao hơn là 3.503.960.464 đồng. Như vậy lợi nhuận của công ty sau khi chuyển đổi đã tăng lên cao hơn so với trước khi chuyển đổi, nhưng không đồng đều. Điều này đã phản ánh phần nào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trước và sau khi chuyển đổi có sự chuyển biến rõ rệt. Tuy có ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong nước năm 2008 làm cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến đổi nhưng không lớn và vẫn tăng đều. Bên cạnh đó sau khi chuyển đổi công ty đã nhận được nhiều hợp đồng bán gỗ nguyên liệu giấy, đặc biệt là hợp đồng với tổng công ty giấy Việt Nam góp phần làm tăng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa lợi nhuận và vốn của công ty, nó thể hiện khả năng sinh lời của đồng vốn mà công ty bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận của công ty được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

Biểu 11: Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (Chỉ tiêu 02)

Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi So sánh

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 BQ % Năm 2007 Năm 2008 BQ % %

I Lợi nhuận (đ) 865.829.906 1.973.885.981 1.419.857.94 4 228 3.163.157.43 4 3.844.763.49 4 3.503.960.46 4 121,55 246,78 1 Lợi nhuận gộp 642.661.506 1.798.879.881 1.220.770.694 279,9 2.790.822.390 3.406.385.094 3.098.603.742 122,057 253,82 2 Lợi nhuận thuần 62.120.400 44.004.300 53.062.350 70,84 120.918.244 111.950.200 116.434.222 92,58 219,43 3 Lợi nhuận trước thuế 80.524.000 65.500.900 73.012.450 81,34 125.708.400 163.214.100 144.461.250 129,83 197,86 4 Lợi nhuận sau thuế 80.524.000 65.500.900 73.012.450 81,34 125.708.400 163.214.100 144.461.250 129,84 197,86

II Tỷ suất lợi nhuận (%)

1

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh

thu 13,39 25,55 19,47 190,81 33,72 39,88 36,8 118,3 189,01

13

Tỷ suất lợi nhuận trước

thuế/DT 1,25 0,85 1,05 68,00 1,34 1,69 1,52 126,12 144,76

1.4

Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế/DT 1,25 0,85 1,05 68,00 1,34 1,69 1,52 126,12 144,76

2

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên VCSH 3,12 2,42 2,77 77,56 4,51 5,50 5,01 121,95 180,87

3

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng

tài sản 0,42 0,44 0,43

104,7

6 0,48 0,50 0,49 104,17 113,95

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: sau khi chuyển đổi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có tốc độ tăng bình quân so với trước khi chuyển đổi là 89,01%, cụ thể: trước khi chuyển đổi cứ bình quân 1 đồng doanh thu tạo ra 19,47 đồng lợi nhuận với mức tăng bình quân năm 2006 so với năm 2005 là 90,81% và sau khi chuyển đổi thi cứ bình quân 1 đồng doanh thu tạo ra 36,8 đồng lợi nhuận với mức tăng bình quân năm 2008 so với năm 2007 là 18,3%. Như vậy khi chuyển đổi tỷ suất lợi nhuận tăng hơn so với trước khi chuyển đổi nhưng không cao.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty sau khi chuyển đổi có

tốc độ tăng bình quân so với trước khi chuyển đổi là 80,87%. Trước khi chuyển đổi cứ bình quân 1 đồng vốn CSH tạo ra 2,77 đồng lợi nhuận với mức tăng bình quân năm 2006 so với năm 2005 giảm 22,44%, và sau khi chuyển đổi cứ bình quân 1 đồng vốn CSH tạo ra 5,01 đồng lợi nhuận với mức tăng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 21,95%. Đây là nguyên nhân chính làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn CSH của công ty sau khi chuyển đổi đạt hiệu quả cao và có xu hướng ngày càng tăng. Nhưng cũng cần có những giải pháp nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn CSH của công ty.

Tỷ suất lợi nhuận trên Tài sản là khả năng sinh lời của tài sản khi đem (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào sử dụng trong quá trình sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty trước và sau khi chuyển đổi có mức tăng đều (cụ thể năm 2005 là 0,42 lần, năm 2006 là 0,44 lần với mức tăng so với năm 2005 là 4,76%, năm 2007 là 0,48 lần và năm 2008 là 0,5 ứng với tỷ lệ tăng 4,17%) với tốc độ tăng bình quân so với trước khi chuyển đổi là 13,95% tuy là con số không lớn nhưng vẫn chứng tỏ rằng sự hiệu quả trong sử dụng tài sản.

Xếp loại doanh nghiệp: theo đánh giá ở phân tích trên thì công ty làm ăn có lãi và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm sau cao hơn năm trước vì vậy công ty xếp loại A theo căn cứ xếp loại của Thủ tướng chính phủ.

c) Tình hình nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty

Phân tích tình hình tài chính của công ty không chỉ giúp chúng ta đánh giá tính lành mạnh về tài chính của công ty mà còn giúp đánh giá khả năng thanh toán của công ty. Công ty có khả năng thanh toán cao chứng tỏ tình hình tài chính khá ổn định và hoạt động lành mạnh, điều đó chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có hiệu quả.

Để đánh giá một cách chính xác và đầy đủ chúng ta tiến hành đánh giá phân tích các hệ số thanh toán của công ty như: hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán hiện thời (hệ số thanh toán nợ đến hạn), hệ số cơ cấu vốn chủ sở hữu... thông qua biểu 12:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (hệ số thanh toán nợ đến hạn):

Hệ số thanh toán nợ đến hạn của công ty qua các năm như sau: năm 2005 là 0,04 lần, sang đến năm 2006 là năm thấp nhất với 0,01 lần, năm 2007 cao nhất là 0,06 lần và năm 2008 là 0,02 lần. Điều này cho thấy rằng khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty là có sự biến đổi không đồng đều, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty không ổn định. Cụ thể khả năng thanh toán của năm 2006 giảm so với năm 2005 là 67,93 %, nguyên nhân là do năm 2006 là năm mốc đánh dấu sự chuyển đổi nên tình hình tài chính không được ổn định và có xu hướng giảm để tập chung vào quá trình chuyển đổi, nhưng sang năm 2007 và năm 2008 thì có vẻ ổn định hơn tuy nhiên năm 2008 vẫn giảm so với năm 2007 có thể do ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế.

Khả năng thanh toán của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,03 lần điều này do vốn bằng tiền giảm 727.473.128 đồng trong khi tổng nợ đến hạn tăng tương đối lớn 6.738.990.260 đồng như vậy hệ số thanh toán nợ đến hạn của 2 năm trước khi chuyển đổi là cứ 1 đồng vốn bỏ ra chỉ trả được 0,02 đồng nợ ngắn hạn, như vậy khả năng thanh toán tức thời của công ty không được cao lắm do đó cần có các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa.

Tương tự ta so sánh khả năng thanh toán cho năm 2006 và 2007, đây là mốc đánh giá hiệu quả sau khi chuyển đổi: Khả năng thanh toán nợ đến hạn của năm 2007 so với 2006 tăng 0,05 lần. Điều này do nợ ngắn hạn tăng 2.454.462.477 đồng và vốn bằng tiền cũng tăng 4.909.766.930 đồng. Như vậy ở năm 2007, cứ 1 đồng vốn bằng tiền có khả năng chi trả 0.06 đồng nợ ngắn hạn. Đây là hệ số thanh toán nợ đến hạn cao nhất của công ty trong 4 năm kể từ năm 2005 đến 2008. Chứng tỏ tình hình tài chính của công ty sau khi chuyển đổi đã đi và hoạt động tốt và hiệu quả nhưng đến năm 2008 thì hệ số này lại giảm xuống là 0,02 lần với 1 đồng vốn bằng tiền có thể chi trả cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Xuân Đài – Tân Sơn – Phú Thọ (Trang 43)