Phân loại tài sản nói chung và phân loại VL nói riêng là sắp xếp các loại tài sản khác nhau vào từng nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định (theo công dụng, theo mối quan hệ với quá trình mua bán...). Mỗi cách phân loại khác nhau đều có những tác dụng nhất định trong quản lý và hạch toán.
* Theo công dụng kinh tế:
- NVL chính: tham gia cấu thành sản xuất sản phẩm như: Hạt nhựa nguyên sinh được nhập khẩu hoặc do khách hàng trong nước cung cấp
- NVL phụ :
+ hạt nhựa dùng để pha trộn với NVL chính
+ tham gia phục vụ quá trình sản xuất như: điện, nước... - Nhiên liệu: là vật liệu quan trọng như: xăng, dầu, mỡ...
- Nhựa tái chế: là những sản phẩm bị lỗi (NG) được phân loại tại các công đoạn, phôi nhựa, bavia được băm nhỏ để tái chế sản xuất.
- Các chất phụ gia khác nếu có.
* Theo mối quan hệ với quá trình mua bán:
- VL mua ngoài thông thường qua hợp đồng mua bán trao đổi ( nguồn VL chủ yếu).
* Theo đặc trưng bảo quản, tính chất an toàn của VL đối với môi trường và con người.
- VL thông thường...
- VL đặc biệt : VL nổ, hoá chất độc hại...
* Theo đặc trưng hình thái vật chất thể hiện:
- VL rắn: hạt nhựa nguyên sinh ABS... - VL lỏng: xăng, dầu, mỡ...
- VL khí: hơi gas
* Theo phương thức bảo quản:
- VL được bảo quản trong kho kín (hạt nhựa nguyên sinh ABS, bột nhựa màu...).
- VL được bảo quản ngoài trời
* Theo nguồn gốc nơi sản xuất:
- VL sản xuất trong nước... - VL nhập ngoại ….
- VL tự chế...