CP Nhựa và cơ khí Hải phòng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận đó trở thành mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm.
Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải phòng tuy mới gia nhập thị trường hơn mười năm nhưng những thành tựu mà Công ty đạt được rất đáng ghi nhận. Để phát huy hơn nữa những thành tựu mà Công ty đã đạt được, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới thì việc tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Tăng sức cạnh tranh qua giảm giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho Công ty phát triển lâu dài. Muốn vậy, công tác quản lý của Công ty phải đảm bảo hợp lý tốt nhất với chi phí là thấp nhất. Điều này đòi hỏi Công ty ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa trong công tác quản lý chi phí nói chung và chi phí nguyên vật liệu nói riêng.
Công tác hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý và điều hành trong đó công tác kế toán nguyên vật liệu là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp tự sản xuất . Với tỷ trọng chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí,
nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt, điều này được thể hiện qua việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu bằng cách hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu. Nếu Công ty quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho Công ty trên thị trường. Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao, lợi nhuận thu được sẽ càng nhiều.
3.3. Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải Phòng
Từ những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán được quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam có thể thấy được nổi bật trong đó những nguyên tắc để có thể hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty CP nhựa và Cơ khí HP nói riêng, đó là:
- Nguyên tắc nhất quán:
Nguyên tắc nhất quán quy định kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.
Ví dụ: Áp dụng nhất quán phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho.
- Nguyên tắc thận trọng:
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết.
Ví dụ: Thận trọng, tính toán chính xác khi lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho quá lớn.
Và một số yêu cầu cơ bản:
- Yêu cầu khách quan:
Theo yêu cầu khách quan, các thông tin kế toán về nguyên vật liệu phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị bóp méo một cách chủ quan.
- Yêu cầu trung thực:
Theo yêu cầu của trung thực, các thông tin và số liệu kế toán về nguyên vật liệu phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ phát sinh.
- Yêu cầu đầy đủ:
Theo yêu cầu đầy đủ, mọi nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trong kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. Trường hợp bỏ sót làm sai lệch trọng yếu đến Báo cáo tài chính được coi là không đầy đủ.
- Yêu cầu kịp thời:
Theo yêu cầu kịp thời, các thông tin kế toán nguyên vật liệu phải được phản ánh kịp thời, báo cáo đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Sản xuất nhựa và cơ khí Hải Phòng
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán vật liệu ở Nhà mỏy tụi nhận thấy việc hạch toán vật liệu ở Nhà máy tiền hành theo đúng quy định đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên sau một thời gian đi sâu tìm hiểu từng vấn đề cụ thể tôi thấy còn những điểm chưa hoàn thiện cần củng cố thêm hoặc sửa đổi.
Sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất và mong rằng những ư kiến này sẽ là những giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu ở Nhà máy. - Ý kiến 1 : Phân loại và lập sổ danh điểm vật liệu :
Để đảm bảo cho việc quản lý và hạch toán vật liệu được chính xác thì phân loại vật liệu phải đảm bảo tính khoa học và hợp lý. Nhìn chung, Công ty đã thực hiện khá tốt việc phân loại vật liệu như sau :
Loại 1 : ( 1521 ) - Nguyờn vật liệu chớnh : Sơn 203 u/c, hạt nhựa, phụi thộp…
Loại 2 : ( 1522 ) - Vật liệu phụ : Si đánh bóng, giấy ráp,... Loại 3 : ( 1523 ) - Nhiên liệu : Xăng, dầu,...
Loại 4 : ( 1524) - Phụ tùng thay thế : PVC cứng, PVC mềm Loại 5 : ( 1525 ) - Vật liệu khác.
Trong mỗi loại căn cứ vào tính chất lý hoá của vật liệu để chia ra thành cỏc nhúm cho phù hợp. Đồng thời để phục vụ cho công tác quản lý vật liệu được tốt thì phải mở sổ danh điểm vật liệu. Ở xí nghiệp đó cú sổ danh điểm vật liệu, tuy nhiên cũn cú sự sai lệch trong việc phân loại với việc ghi trên sổ. Có thể thấy PVC cứng, PVC mềm được phân loại thuộc phụ tùng thay thế, nhưng trên sổ ở công ty lại xếp vào vật liệu phụ là chưa hợp lý. Hơn nữa, sổ danh điểm ở công ty chỉ lập cột số thứ tự mà không thực hiện mó hoỏ bằng các tài khoản chi tiết như đã phân loại. Việc mó hoỏ tờn cỏc vật liệu bằng danh điểm và sắp xếp thứ tự các vật liệu ở sổ danh điểm cũng phải khoa học, đúng đối tượng và để việc tập hợp chi phí sản xuất được chính xác kế toán cần xác định đúng đắn các chủng loại vật tư xem đâu là vật liệu chính, vật liệu phụ,... Như vậy, việc xây dựng hệ thống danh điểm và mó hoỏ vật liệu trên sổ sách danh điểm theo thứ tự các loại vật liệu sẽ giúp cho việc quản lý, hạch toán vật liệu được tiện lợi, chính xác, tạo điều kiện cho công tác vi tính hoá phần hành kế toán vật liệu. Nếu công việc này được thực hiện tốt, chắc chắn sẽ giảm bớt được khối lượng công việc tính toán thủ công, việc xử lý và cung cấp thông tin được nhanh chóng, kịp thời.
- Ý kiến2 : Việc hạch toán vật liệu thuê ngoài gia công.
Côngty thường xuất một số vật liệu để thuê ngoài gia công chế biến. Khi xuất vật liệu thuê ngoài gia công, căn cứ vào các chứng từ xuất ( hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ) kế toán ghi :
Nợ TK 138
Có TK 152 ( Chi tiết )
Khi nhập vật liệu thuê ngoài gia công, căn cứ vào chứng từ nhập (phiếu nhập vật tư) kế toán ghi :
Nợ TK 152 ( Chi tiết )
Có TK 138
Căn cứ vào chế độ quy định thì việc kế toán vật liệu hạch toán nghiệp vụ nhập- xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến như trên là chưa đúng. Vậy để thống nhất trong quá trình hạch toán, để thực hiện đúng với chế độ kế toán hiện hành thì :
- Khi xuất vật liệu thuê ngoài gia công, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi : Nợ TK 154
Có TK 152 ( Chi tiết ) - Khi nhập vật liệu, căn cứ vào chứng từ nhập kế toán ghi :
Nợ TK 152 ( Chi tiết ) Có TK 154
3.4.1. Hoàn thiện việc trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu
Theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Việt Nam thì để giảm bớt rủi ro một doanh nghiệp có thể lập dự phòng cho một khoản thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị sổ của tài khoản để có nguồn bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra trong kỳ kế toán sau.
Công ty CP Nhựa và cơ khí Hải phòng là một công ty có quy mô sản xuất lớn, chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 70% tổng chi phí sản xuất. Vì vậy chỉ cần có một thay đổi nhỏ về giá cả của vật liệu trên thị trường cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho sẽ giúp phần bù đắp được những khoản thiệt hại có thể xảy ra khi giá vật liệu có biến động giảm. Hiện nay, Công ty đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Tuy nhiên quy trớnh lập cũng như cách thức lập chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, các Thông tư hướng dẫn cũng như Quy chế tài chính hiện hành (Thông tư 13 và Thông tư 89 của Bộ Tài chính). Trình tự tiến hành trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu như sau:
- Thành lập hội đồng trích lập: + Giám đốc công ty
+ Kế toán trưởng + Trưởng phòng vật tư
- Thời điểm trích lập và đối tượng trích lập
Ngày 31 tháng 12 hàng năm. Việc trích lập phải dựa vào kết quả kiểm kê thực tế cho từng loại nguyên vật liệu hiện có. Đối tượng trích lập phải thoả mãn quy định của Bộ Tài chính, đặc biệt không được tiến hành trích lập cho các loại nguyên vật liệu không thuộc sở hữu của Công ty tại thời điểm tiến hành trích lập (các nguyên vật liệu nhận giữ hộ…) và các loại nguyên vật liệu mà giá bán thành phẩm được sản xuất từ nó không bị giảm giá. Đây là một điều quan trọng mà Công ty còn chưa chú trọng trong quá trình trích lập. Tổng công ty cũng không cần thiết phải trích lập cho toàn bộ nguyên vật liệu của mình mà để đơn giản trong công tác trích lập chỉ cần tiến hành trích lập cho loại nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, điều này hoàn toàn phù hợp nguyên tắc trọng yếu của kế toán.
Tại Công ty tuy đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu nhưng việc trích lập không được tiến hành thường xuyên, trong khi giá cả luụn cú sự biến động mạnh. Với sự ảnh hưởng của các khoản dự phòng đến thông tin kinh tế của mình mà Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng khi có đủ cơ sở cho việc trích lập. Điều này cũng sẽ giúp Công ty có được nguồn tài chính bù đắp cho các rủi ro có thể xảy ra, góp phần bảo toàn vốn kinh doanh của mình.
- Xử lý nguyên vật liệu sau khi tiến hành trích lập:
Tuy đó tiến hành trích lập nhưng không vì thế mà xem nhẹ việc quản lý đối với các loại nguyên vật liệu này, trái lại Công ty cần có những biện pháp quản lý, theo dõi cụ thể chúng. Sang niên độ kế toán tiếp theo cần xem xét sự biến động của giá cả trên thị trường, sự thay đổi phẩm cấp chất lượng của từng loại nguyên vật liệu. Khi có tổn thất thực tế cần tiến hành xử lý và xác định chính xác mức độ thiệt hại thực tế, từ đó có biện pháp xử lý cho phù hợp.
- Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém
mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
3.4.1.1. Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho
tại thời điểm lập báo cáo tài chính
x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
3.4.1.2. Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều này.
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ.
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.
3.4.1.3. Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đó trớch lập dự phòng:
a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.