HƢỚNG MÔ HÌNH 3.1 Phân tích kiến trúc hệ thống
3.2.2. Xác định các tác nhân và các trƣờng hợp sƣ̉ du ̣ng
Trong giai đoạn phân tích các trường hợp sử dụng, người phân tích hệ thống sẽ tập trung vào việc tìm hiểu vấn đề, tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ để có cái nhìn tổng quan về hệ thống, xác định các chức năng chính hệ thống cần đáp ứng cho người sử dụng nhưng chưa đi chi tiết vào việc hệ thống thực hiện các chức năng đó như thế nào.
Xác định các tác nhân (Actor) của hệ thống
Các tác nhân không phải là một phần của hệ thống. Tác nhân bao gồm các hệ thống bên ngoài hoặc con người có sự tương tác trực tiếp với hệ thống được phát triển.
Một tác nhân có thể chỉ cung cấp thông tin cho hệ thống, chỉ lấy thông tin từ hệ thống, hoặc vừa lấy thông tin từ hệ thống vừa cung cấp thông tin cho hệ thống.
Ví dụ: Hình 3.5 ký hiệu một tác nhân “Người quản lý hợp đồng vay” của hệ thống.
Xác định các trường hợp sử dụng (Use Case) của hệ thống
Các ứng xử nghiệp vụ của hệ thống sẽ được chuyển thành các trường hợp sử dụng của hệ thống. Một trường hợp sử dụng là tổ hợp các chức năng của hệ thống mà những chức năng đó có thể được thực hiện trên cùng nhóm thực thể. Tùy theo mức độ phức tạp và độ lớn của chức năng mà người ta có thể chia ra các loại trường hợp sử dụng:
- Từ 1đến 3 chức năng: trường hợp sử dụng đơn giản.
- Từ 4 đến 7 chức năng: trường hợp sử dụng có độ phức tạp trung bình. - Từ 8 - 15 chức năng: trường hợp sử dụng phức tạp.
- Nếu có nhiều hơn 15 chức năng: trường hợp sử dụng này nên được tách thành các trường hợp sử dụng nhỏ hơn.
Ví dụ: Hình 3.6 ký hiệu một trường hợp sử dụng “Quản lý Hợp đồng vay”.
Hình 3.6. Ví dụ một trường hợp sử dụng “Quản lý Hợp đồng vay”
Xác định quan hệ giữa các tác nhân với các trường hợp sử dụng của hệ thống
Tác nhân luôn có mối quan hệ truyền đạt với các trường hợp sử dụng liên quan. Dưới đây là một số các quan hệ giữa tác nhân và hệ thống:
Quan hệ sử dụng (Include):
Nếu một số trường hợp sử dụng cùng có chung một số chức năng thì các chức năng chung đó nên được tách ra một trường hợp sử dụng con và các trường hợp chính sẽ sử dụng trường hợp sử dụng con đó.
Ví dụ: Hình 3.7 trình bày ví dụ về quan hệ “sử dụng” giữa các trường hợp sử dụng. Trong Hệ thống “Quản lý Tín dụng trong ngân hàng”, hai trường hợp sử dụng “Quản lý Hợp đồng vay” và “Quản lý danh mục” đều bắt đầu việc đăng nhập hệ thống. Vì vậy chức năng “Đăng nhập hệ thống” được tách ra thành một trường hợp sử dụng con chung cho hai trường hợp sử dụng “Quản lý Hợp đồng vay” và “Quản lý danh mục” sử du ̣ng.
Hình 3.7. Ví dụ về quan hệ “sử dụng” giữa các trường hợp sử dụng
Quan hệ tổng quan hóa (Generalization):
Một trường hợp sử dụng thừa kế từ một trường hợp sử dụng khác có nghĩa là trường hợp sử dụng đó có đầy đủ các chức năng của trường hợp sử dụng được thừa kế, và ngoài ra có thể có thêm các chức năng khác .
Ví dụ: Hình 3.8 trình bày một ví dụ trường hợp sử dụng “Quản lý tín dụng” đươ ̣c tổng quan hóa từ hai trường hợp sử du ̣ng “Quản lý Hợp đồng vay” và “Quản lý Khế ước”.
Hình 3.8. Ví dụ về quan hệ “tổng quan hóa” giữa các trường hợp sử du ̣ng
Quan hệ mở rộng (Extends):
Quan hệ mở rộng dùng để chỉ:
- Các chức năng tùy chọn (có thể thực hiện hoặc không).
- Các hành vi mà chỉ thực hiện trong một số điều kiện nhất định. - Các hành vi sẽ được thực hiện tùy thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng.
Ví dụ: Hình 3.9 trình bày một ví dụ về quan hệ “mở rộng” giữa các trường hợp sử dụng. Trong hệ thống “Quản lý Tín dụng trong ngân hàng”, người sử dụng có thể chọn chức năng lập báo cáo thống kê về các hợp đồng vay theo một số tiêu chí tùy chọn như: theo chi nhánh cho vay, theo khoảng thời gian phát vay, theo sản phẩm vay, theo loại tiền. Vì vậy trường hợp sử dụng “Thống kê hợp đồng vay theo chi nhánh”, “Thống kê hợp đồng vay theo khoảng thời gian phát vay”, “Thống kê hợp đồng vay theo sản phẩm vay”, “Thống kê hợp đồng vay theo loại tiền” là các trường hợp sử dụng mở rộng của trường hợp sử dụng “Báo cáo thống kê về Hợp đồng vay”.
Hình 3.9. Ví dụ về quan hệ “mở rộng” giữa các trường hợp sử dụng