Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản chi cố định và không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào.
• Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 821 để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
• Nguyên tắc hạch toán
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
• Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Số thuế thu nhập daonh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 2.2.3.5 Kế toán chi phí khác
Nội dung chi phí khác của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCD nếu có
- Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được. - Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này)
- Chi, trích khác theo quy định của pháp luật.
Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 811 để hạch toán chi phí khác. Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.
Trình tự hạch toán kế toán chi phí khác được khái quát theo sơ đồ 2.7 như sau:
Sơ đồ Sơ đồ 2.7: Kế toán chi phí khác trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Cuối kỳ, k/c chi phí khác phát sinh trong kỳ Các khoản chi phí khác TK 111,112,…
Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được; leading fee
Các khoản tiền phạt thuế, truy nộp thuế TK 333 Thuế GTGT (nếu có) TK 133 TK 111,112 331…
Chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ Giá trị hao mòn TK 211,213 Nguyên giá TK 214
Ghi giảm TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh khi
thanh lý nhượng bán Giá trị còn lại TK 911 TK 811 TK 111,112,141…
2.2.4 Kế toán kết quả kinh doanh
2.2.4.1 Thời điểm và nguyên tắc kế toán kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh được xác định sau một kỳ kế toán, có thể là cuối mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm, tùy theo đặc thù hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp để lựa chọn thời điểm xác định kết quả.
Sau một kỳ kế toán, cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời. Trong quá trình xác định kết quả kinh doanh, kế toán cần chú ý đến nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán. Kết quả kinh doanh được xác định trên nguyên tắc của kế toán tài chính.
2.2.4.2 Nội dung kế toán kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong kỳ báo cáo được thể hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp Lợi nhuận từ Lợi nhuận gộp Chi phí từ hoạt động = hoạt động kinh + hoạt động đầu tư + hoạt động - QLDN kinh doanh doanh bảo hiểm bất động sản tài chính pstk
trong đó:
Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần Tổng chi phí hoạt động kinh = hoạt động kinh - hoạt động kinh doanh bảo hiểm doanh bảo hiểm doanh bảo hiểm
Trong đó
- Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm và các khoản thu khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản giảm phí, giảm hoa hồng, hoàn phí, hoàn hoa hồng, phí nhượng tái bảo hiểm và sau khi điều chỉnh các khoản tăng giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm, tăng giảm dự phòng phí nhượng tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong kỳ báo cáo.
- Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm các khoản chi bồi thường, tăng giảm dự phòng giao động lớn và các khoản chi khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Lợi nhuận từ Doanh thu kinh doanh Giá vốn hoạt động đầu tư = bất động sản - bất động sản bất động sản đầu tư đầu tư
Trong đó:
- Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Nợ của TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 5117.
- Giá vốn bất động sản đầu tư phản ánh giá vốn bất động sản đầu tư và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 632 “Giá vốn hàng bán” (Chi tiết giá vốn bất động sản đầu tư).
Lợi nhuận gộp Doanh thu Chi phí hoạt động = hoạt động - hoạt động
tài chính tài chính tài chính
Trong đó:
- Doanh thu hoạt động tài chính phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Nợ của TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 515.
- Chi phí hoạt động tài chính phản ánh chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán TK 635.
Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 911 để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh.
Hạch toán vào tài khoản này cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:
- Phản ánh đấy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính…) Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại nghiệp vụ, từng sản phẩm.
- Các khoản doanh thu và thu nhập khác được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
Tài khoản và sổ sách sử dụng sau một kì hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả kinh doanh. Để phán ảnh kết quả kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 911 như sau:
Bên nợ:
- Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm - Chi phí tài chính và chi phí khác
- Chi phí thuế TNDN - Kết chuyển lãi
Bên có:
- Doanh thu thuần (phí bảo hiểm trước thuế) về dịch vụ đã cung cấp trong kì.
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản thu giảm thuế TNDN
- Kết chuyển lỗ
Tài khoản 911 không có số dư cuối kì.
Trình tự hạch toán kết quả kinh doanh được khát quát theo sơ đồ sau
Sơ đồ 2.8: Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm CHƯƠNG 3 TK 635 TK 642 TK 624 TK 811 TK 821 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ Kết chuyển chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp Kết chuyển chi phí khác
Kết chuyển thu nhập khác cuối kì
Kết chuyển chi phí QLDN cuối kì
Kết chuyển doanh thu tài chính cuối kì Kết chuyển chi phí tài
chính cuối kì
Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dich vụ cuối kì Kết chuyển chi phí kinh
doanh bảo hiểm cuối kì
TK 911 TK 511
TK 421 TK 515
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI
3.1 Tổng quan về Công ty Bảo Minh Hà Nội
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bảo hiểm là hoạt động kinh doanh đặc biệt, có độ nhạy cảm cao, có nghĩa vụ bồi thường về tài chính lớn nên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, Nhà nước không cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân và doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn. Do đó, để hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty Bảo Minh Hà Nội đã thành lập doanh nghiệp theo loại hình công ty cổ phần bảo hiểm phù hợp với khoản 1, Điều 60 Luật KDBH. Cụ thể Công ty được thành lập theo Quyết định số 27/KDBH ngày 08/09/2004 của Bộ Tài Chính.
Công ty Bảo Minh Hà Nội là một trong 59 công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh. Công ty có:
Trụ sở tại số 10 Phan Huy Chú, P. Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Điện thoại: (04) 3945 4277 Fax: (04) 3945 4276 Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng.
Người đại diện theo pháp luật: Bà Trịnh Thị Xuân Dung.
Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính.
Trước năm 2004, Công ty Bảo Minh Hà Nội giữ vai trò là một trong những chi nhánh trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời điềm đó, Bảo Minh Hà Nội là chi nhánh đầu tiên được Tổng Công ty thành lập theo Quyết định số 166/TCCB-BTC ngày 06 tháng 03 năm 1995 để khai thác những địa bàn trọng điểm ở các tỉnh phía Bắc.
ra đời của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. Cũng trong năm đó, chi nhánh Bảo Minh Hà Nội chính thức trở thành Công ty Bảo Minh Hà Nội theo Quyết định số 27/KDBH ngày 08/09/2004 của Bộ Tài Chính và được xếp là công ty cấp 1 trong hệ thống Bảo Minh.
Theo định hướng phát triển kinh doanh “Hiệu quả, tăng trưởng và đổi mới” với phương châm thực hiện “Bảo Minh tận tình phục vụ” của Tổng công ty, Bảo Minh Hà Nội đã kiện toàn bộ máy tổ chức, di chuyển trụ sở từ 57 Hàng Chuối tới số 10 Phan Huy Chú và mở thêm 03 phòng khai thác nhằm mở rộng địa bàn và nâng cao chất lượng phục vụ.
Năm 2006, Bảo Minh Hà Nội gặp nhiều khó khăn do việc chuyển đổi tổ chức mới của Công ty (chia tách thêm 01 công ty nữa hoạt động trên địa bàn Hà Nội là Bảo Minh Thăng Long). Ngay sau đó, tại năm 2007, Công ty đã nhanh chóng ổn định quản lý tổ chức.
Từ khi thành lập tới nay đã được hơn 17 năm, trong thời gian đó, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu lớn: Doanh thu ngày càng phát triển, hiệu quả kinh tế cao, nộp ngân sách nhà nước ngày một gia tăng tính đến năm 2011 lên đến 07 tỷ đồng, tổng số cán bộ hiện tại của Công ty là 60 cán bộ và 120 đại lý bán lẻ.
Trải qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, Bảo Minh Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh và luôn khẳng định vai trò và tầm vóc của mình so với các Công ty Bảo hiểm khác và các Công ty thuộc Tổng công ty cổ phần Bảo Minh trên toàn quốc.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của Công ty gồm GĐ, các PGĐ, các phòng quản lý và nghiệp vụ, các phòng khai thác khu vực đã tuân theo quy định tại Điều 13 – Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Bảo Minh Hà Nội được ban hành