Bên cạnh Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây viết tắt là Quyết định 15/2006/QĐ-BTC); các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn được quy định cụ thể, chi tiết trong Thông tư số 232/2012/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 28/12/2012 hướng dẫn Kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài.
2.2.1 Nhiệm vụ kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọdoanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh sẽ cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp biết tình hình kinh doanh trong kỳ, kết quả đạt được, chi phí bỏ ra là bao nhiêu, doanh thu đã tương xứng với chi phí bỏ ra hay chưa?... Các thông tin này phản ánh năng lực kinh doanh, phản ánh năng
lực tài chính cũng như là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nhất định. Do vậy, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, các thông tin kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết, cho cả chủ thể quản lý cũng như các đối tác có lợi ích liên quan bên ngoài. Yêu cầu trình bày doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh được quy định trong chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, trong đó, có quy định rõ những khoản mục cần trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ tầm quan trọng của các thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cũng như đáp ứng yêu cầu về trình bày báo cáo tài chính, kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh danh bảo hiểm cần phải thực hiện tốt 6 nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất là kế toán phải phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình khai thác của từng nghiệp vụ, từng sản phẩm bảo hiểm theo chỉ tiêu doanh thu, bồi thường, hiệu quả hoạt động của chúng.
- Thứ hai, kế toán cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của chu trình hoạt động như doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí… Đặc biệt, kế toán cần xác định đúng thời điểm đơn bảo hiểm được phản ánh doanh thu.
- Thứ ba, kế toán cần phân bổ chi phí khai thác từng nghiệp vụ trong kỳ một cách hợp lý và chính xác. Đồng thời, kế toán cũng cần giám sát chặt chẽ tình hình biến động chi phí, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng biến động đột biến.
- Thứ tư, kế toán phải tính toán và phản ánh chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kết quả hoạt động.
hình công nợ và thanh toán công nợ với người mua.
- Cuối cùng, kế toán phải cung cấp các thông tin kế toán tổng hợp và chi tiết để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh.