Nhóm các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU NHỮNG THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 110)

- Kinh nghiệm của Philippin

4.3.2.Nhóm các giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chính sách tài trợ để quản lý và bảo vệ môi trường

- Thứ nhất, nguồn thu tài chính do việc áp dụng pháp luật về sử dụng các CCKT có thể nộp

vào ngân sách hay Quỹ BVMT để phần lớn nguồn thu đó dùng hỗ trợ tài chính cho những người nộp phí trong việc xử lý ô nhiễm (chẳng hạn đầu tư các thiết bị xử lý nước) hay dùng để tăng cường năng lực tài chính cho các cơ quan quản lý môi trường, từ đó nâng cao khả năng quản lý của các cơ quan này. Việc áp dụng pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT phụ thuộc không chỉ vào các chất gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm mà còn phụ thuộc vào các điều kiện KT-XH và truyền thống văn hóa của từng quốc gia.

- Thứ hai, đối với pháp luật về Quỹ BVMT

Quỹ BVMT là một dạng CCKT tạo ra một cơ chế mới trong lĩnh vực đầu tư BVMT và thực hiện xã hội hoá hoạt động BVMT ở Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật về Quỹ BVMT cần chú trọng các vấn đề sau:

Một là, về công tác tổ chức, cán bộ: tăng cường cán bộ, kiện toàn bộ máy quản lý. Nâng cao

năng lực cán bộ bằng việc tổ chức khóa tập huấn nghiệp vụ do các chuyên gia tài chính, môi trường giảng dạy, cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn trong và ngoài nước.

Hai là, về phương thức huy động vốn: thu hút các nguồn vốn từ ODA, WB và các tổ chức

quốc tế khác đầu tư cho môi trường tại Việt Nam.

Ba là, thúc đẩy các hoạt động của Quỹ:

+ Tổ chức khai thác triệt để các thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, địa phương, các kênh

thông tin riêng để đánh giá chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn, loại trừ các nhu cầu vay phí đầu tư cũng như đánh giá năng lực tài chính, khả năng hoàn trả vốn của DN, giảm thiểu rủi ro;

+ Tích cực tiếp cận các đơn vị có nhu cầu và giải quyết cho vay đối với các chủ đầu tư về môi trường đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Nhà nước;

+ Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng cho vay ưu đãi, chú ý tới nhóm đối tượng nhà thầu triển khai dự án BVMT;

+ Nghiên cứu xem xét đề xuất bổ sung hoàn thiện các quy định hoạt động nghiệp vụ, cơ chế ưu đãi cho phù hợp với thực tế. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ tài chính như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành (cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, tài trợ không hoàn lại);

+ Thông qua các Ngân hàng thương mại, các dự án nước ngoài để phối hợp cho vay, hỗ trợ lãi suất các tiểu dự án về môi trường trong dự án đầu tư kinh tế tổng thể.

4.3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật sử dụng các công cụ kích thích lợi ích kinh tế

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của CNH - HĐH, môi trường sinh thái đã bị tác động nghiêm trọng, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn ngày càng gia tăng cả về khối lượng lẫn thành phần. Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng suy thoái và ô nhiễm đã, đang và sẽ là thách thức nghiêm trọng tới môi trường và phát triển kinh tế Việt Nam. Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP của Việt Nam tăng mà không có các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống ô nhiễm môi trường thì nguy cơ ô nhiễm sẽ tăng gấp 3 đến 5 lần. Trong thời gian qua, việc áp dụng rộng rãi các chính sách về thuế và phí BVMT đã thu được những kết quả đáng kể. Các khoản thu từ phí BVMT đã tạo thêm nguồn thu cho NSNN, góp phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Các quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực môi trường đã nâng cao ý thức của các DN trong việc hạn chế tác động xấu do hoạt

động sản xuất gây ra cho môi trường, từ đó áp dụng các giải pháp công nghệ sản xuất tiên tiến và các giải pháp xử lý chất thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Thuế, phí bảo BVMT cũng đã thúc đẩy DN nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch, sử dụng nguyên liệu mới, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản xuất các sản phẩm “sạch”.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Trong các chính sách về thuế và phí hiện nay, mục tiêu BVMT mới chỉ là những mục tiêu được lồng ghép chứ không phải là mục tiêu chính. Kết quả áp dụng các loại thuế, phí trong thực tế còn hạn chế, chưa thể hiện được mục đích của việc áp dụng công cụ này.

Năm 2008 nguồn thu từ thuế, phí BVMT là 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả thu phí xăng dầu 9000 tỷ/năm thì tổng thu là 10.224 tỷ. Nhà nước hàng năm dành 1% tổng chi ngân sách để chi cho sự nghiệp môi trường. Trong khi đó nhu cầu tài chính cho BVMT là rất lớn. Do vậy việc nghiên cứu, mở rộng và áp dụng các loại thuế, phí cần phải đẩy mạnh và phải được coi là công cụ đi đầu trong việc ngăn ngừa ô nhiễm, thay đổi hành vi. Các lĩnh vực chúng ta cần đẩy mạnh thu đó là nước thải, chất thải rắn, khoáng sản, và các nhóm sản phẩm khác như xăng dầu...

Hoàn thiện pháp luật về thuế BVMT

Luật Thuế B V M T được ban hành nhằm đánh vào đối tượng gây ô nhiễm môi trường, góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp. Để người dân có thể hiểu và thực hiện Luật một cách nghiêm túc trong thực tế cần triển khai việc tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng những nội dung chưa cụ thể trong Luật Thuế B V M T . Trong thời gian tới, Nhà nước cần nghiên cứu triển khai thực hiện Luật Thuế BVMT. Khi vận hành loại thuế này phải căn cứ vào cung cầu của thị trường để xác định đối tượng chịu thuế cũng như mức thuế cho phù hợp sao cho đủ sức điều tiết các hoạt động sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm là đối tượng chịu thuế, đồng thời không tạo ra các tổn thất vô ích cho nền kinh tế. Về lâu dài, thuế BVMT phải đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu:

- Điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường.

- Củng cố nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo chi cho BVMT.

- Thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất các sản phẩm là đối tượng chịu thuế, cũng như việc nghiên cứu xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường từ những cơ sở này.

- Thúc đẩy việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các thành phần môi trường, hạn chế các tác động làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên hoặc các hệ sinh thái tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần nghiên cứu đánh giá tác động của các CCKT, trong đó có phí BVMT tới cách ứng xử của DN trước việc sử dụng CCKT nói chung, phí BVMT nói riêng và sự cải thiện môi trường của DN trên cơ sở điều tra, khảo sát các DN, phát hiện những bất cập của chính sách phí hiện hành, từ đó nghiên cứu điều chỉnh lại mức phí và cách tính phí cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần tiến hành đánh giá việc thực thi Nghị định 67/2003/NĐ- CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2007/NĐ-CP), Nghị định 137/2005/NĐ-CP (được thay thể bởi Nghị định số 63/2008/NĐ – CP ngày 13/05/2008 của Chính phủ về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản ) trên cơ sở tổng hợp số liệu và khảo sát thực tiễn tại các địa phương, rút ra những vấn đề vướng mắc về pháp luật, về cách tổ chức, kỹ thuật tính toán và công tác thu phí để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng lộ trình áp dụng từng bước các loại phí BVMT đối với các nguồn ô nhiễm khác như: phí BVMT đối với khí thải, phí BVMT đối với tiếng ồn, phí BVMT đối với chất thải từ bệnh viện...

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌM HIỂU NHỮNG THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 110)