- Kinh nghiệm của Philippin
4.2. Các yêu cầu đối với pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Việt Nam
Quan điểm về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước luôn được nhấn mạnh, xuyên suốt qua các mục tiêu, nhiệm vụ của từng thời kỳ. Theo đó, để phát triển đất nước bền vững cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hoà giữa ba nội dung: phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT. BVMT được xem là nội dung quan trọng, không thể tách rời trong quá trình phát triển kinh tế. Phương thức quản lý môi trường ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào sử dụng công cụ CAC và cơ sở pháp lý cao nhất, vững vàng nhất là Luật BVMT. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn bao gồm các văn bản dưới luật quy định chi tiết về quản lý và BVMT. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới, công tác quản lý và BVMT đã và đang biểu hiện nhiều bất cập, khó khăn, tình hình ô nhiễm môi trường gia tăng, nguồn thu từ môi trường cho nền kinh tế quốc dân còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, công tác quản lý và BVMT đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong cơ chế hoạt động và phương thức điều hành. Sử dụng các CCKT trong BVMT là một chủ trương lớn phù hợp với quá trình phát triển của đất nước, đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường t h e o định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc áp dụng pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Thứ nhất, đảm bảo hệ thống quản lý đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường
Tại Việt Nam, việc áp dụng pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT phải được thực hiện đồng bộ với việc thực hiện KTTT theo định hướng Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã xác định. KTTT là mô hình kinh tế được thực hiện cơ chế thông qua quá trình mua bán, trao đổi và chịu sự chi phối của một số quy luật như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật
giá trị thặng dư và quy luật lưu thông tiền tệ. Trong nền KTTT, giá cả là yếu tố trung tâm, thông qua quy luật cung cầu sẽ điều tiết hoạt động của thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ
“xây dựng nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa” là nền kinh tế mở có sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước, vận hành và hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo công bằng xã hội. Việc áp dụng pháp luật về sử dụng các CCKT, các công cụ hỗ trợ, đổi mới cơ chế chính sách BVMT phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng không nằm ngoài yêu cầu trên.
- Thứ hai, phát triển bền vững lĩnh vực môi trường
Từ thời kỳ xa xưa, con người đã biết dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để phục vụ cho tiêu dùng, sinh hoạt thường ngày. Cuộc sống hiện tại có sự phân cực lớn về lối sống, mức sống, tiêu dùng, sản xuất...Dân số thế giới ngày càng tăng, nhu cầu về các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng gia tăng cả về số lượng, chủng loại, gây ảnh hưởng tới môi trường, làm môi trường biến đổi theo hướng tiêu cực, tác động xấu tới hệ sinh thái. Các yếu tố môi trường đang bị lạm dụng, sử dụng quá mức dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý về môi trường là yêu cầu cấp thiết. Việc nghiên cứu, kết hợp nhiều công cụ khác nhau sẽ giúp giải quyết những vấn đề mới phát sinh. Kinh tế hoá trong lĩnh vực môi trường cần đạt được mục tiêu BVMT, đảm bảo sự phát triển bền vững. Sự phát triển xã hội phải vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa giải quyết được các vấn đề môi trường đặt ra, ngăn ngừa ô nhiễm. Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Thứ ba, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia, nâng tầm đóng góp của lĩnh vực môi trường đối với nền kinh tế quốc dân
Việc tăng cường xây dựng cơ chế, triển khai kinh tế hoá lĩnh vực môi trường cần đạt được mục tiêu tăng thu ngân sách quốc gia, góp phần nâng cao tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực môi trường nói riêng và ngành tài nguyên môi trường nói chung trong quá trình phát triển. Pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT sẽ phù hợp với nền KTTT hiện nay là dùng những biện pháp nhằm tác động tới chi phí và lợi ích của các cá nhân, tổ chức thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường trách nhiệm, ý thức và hành vi của họ theo hướng có lợi cho môi trường. Việc thực hiện hiệu quả pháp luật sử dụng các công cụ nói trên góp phần thực hiện tốt hai nguyên tắc cơ bản đã được thừa nhận đó là “Người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền” và “Người hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền”
- Thứ tư, pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT phải được thiết kế và sử dụng đồng bộ với các biện pháp khác
Môi trường rất đa dạng, ô nhiễm môi trường cũng rất đa dạng. Muốn quản lý và BVMT đạt hiệu quả, cần kết hợp sử dụng đồng bộ các công cụ pháp lý, giáo dục…
Điều này trước hết là do các CCKT không thể được thực hiện một cách thành công nếu không có hệ thống tiêu chuẩn, một khả năng giám sát hoặc cưỡng chế thi hành thích hợp. Bởi lẽ, các công cụ pháp lý, các biện pháp hành chính, các tiêu chuẩn môi trường ... điều chỉnh trực tiếp hành vi của các đối tượng gây ô nhiễm nhằm BVMT. Tuy nhiên, nếu chỉ điều chỉnh trực tiếp bằng các công cụ pháp lý thì hiệu quả giải quyết các vấn đề về môi trường sẽ không cao, khó đạt được mục tiêu mong muốn. Sau nữa, ở nước ta khả năng thay thế ngay lập tức bằng pháp luật về sử dụng các CCKT đang ở giai đoạn nghiên cứu để áp dụng thử dễ mang lại các rủi ro cho việc BVMT. Vì thế, trong thiết kế các chính sách, chiến lược về môi trường, vấn đề cơ bản là phải làm thế nào để có sự phối hợp tối ưu giữa các biện pháp này, xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế, chính trị và khả năng thực thi cụ thể.
Cùng với đó, BVMT là sự nghiệp của quần chúng. Các nhiệm vụ BVMT có được hoàn thành hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận thức và ý thức môi trường của toàn xã hội. Do đó, trong công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cần chú ý đến việc tuyên truyền pháp luật sử dụng các CCKT trong BVMT để mọi người hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa của chúng. Đây là việc làm hết sức cần thiết.