1.4.9.1. Khái niệm phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược.
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh),Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.9.2. Nội dung phân tích SWOT
Nội dung phân tích SWOT bao gồm 6 bước: Sản phẩm Quá trình Khách hàng Phân phối Tài chính Quản lý 1.4.9.3. Ý nghĩa các thành phần
Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm:
+ Trình độ chuyên môn
+ Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác + Có nền tảng giáo dục tốt
+ Có mối quan hệ rộng và vững chắc
+ Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc + Có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc Điểm yếu:
+ Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.
+ Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp. + Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
+ Hạn chế về các mối quan hệ.
+ Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng. + Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
1.4.9.4. Cơ hội
Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm:
+ Các xu hướng triển vọng. + Nền kinh tế phát triển bùng nổ. + Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
29 + Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó.
+ Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới. + Sự xuất hiện của công nghệ mới.
+ Những chính sách mới được áp dụng.
1.4.9.5. Thách thức
Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến. Các thách thức hay gặp là:
+ Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề. + Những áp lực khi thị trường biến động. + Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.
+ Không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
+ Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.
1.4.9.6. Thực thi mô hình SWOT
Hình 1.1: Mô hình phân tích SWOT
Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT. Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng,
càng rõ ràng càng tốt.
Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
Phân tích ý nghĩa của chúng.
Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn tìm ra con đường dẫn đến thành công, không thì thôi.