.Phân tích bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 35)

- Ban tổ chức Ban quản lý dự án

2.2.1. .Phân tích bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-

2.2.1.1. Phân tích kết cấu và biến động tài sản

Để có cái nhìn tổng thể và khát quát nhất về tình hình biến động tài sản, ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu tồng tài sản của công ty giai đoạn 2011- 2013.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: nghìn đồng.

(Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính)

1,432,437 1,200,901 1,268,252 1,268,252 21,140 43,485 16,677 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

Biểu đồ trên cho ta thấy cơ cấu tài sản công ty trong giai đoạn 2011- 2013 có tổng tài sản không lớn, cũng chưa có tính ổn định qua các năm.

Trong cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm chủ yếu tổng tài sản của công được thể hiện rất rõ ràng trong biểu đồ, tài sản dài hạn chiếm phần không đáng kể trong tổng tài sản. Để biết vì sao có sự cách biệt lớn như vậy về cơ cấu tài sản của công ty và sự ảnh hưởng của cơ cấu tài sản ảnh hưởng đến công ty như thế nào cần tìm hiểu chi tiết về từng khoản mục trong cơ cấu tài sản.

Tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013

Trước tiên, để nắm rõ diễn biến và phân tình hình tài sản ngắn hạn của công ty, cần có bảng thể hiện tình hình biến động và kết cấu của tài sản ngăn hạn công ty giai đoạn 2011- 2013

Bảng 2.1: Bảng kết cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn 1,432 100 1,200 100 1,268 100

Tiền và các khoản tương

đương tiền 565 39,9 178 14,3 126 9,8

Các khoản phải thu ngắn

hạn 491 34,3 525 43,2 692 54,8

Hàng tồn kho 375 25,8 476 31,8 447 35,1

Tài sản ngắn hạn khác - 21 1,7 2 0,3

(Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính) Dựa vào số liệu bảng 1 có thể thấy quy mô TSNH tại công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Vinapro có sự biến động trong giai đoạn 2011- 2013. Năm 2011, quy mô tài sản ngắn hạn là 1.432 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống là 1.200 triệu và năm 2013 tăng nhẹ lên mức 1.268 triệu đồng. Kết hợp với biểu đồ trên nhận thấy tỷ trong TSNH gần như luôn chiếm tuyệt đối trong cơ cấu tài sản của công ty. Trong cơ cấu TSNH tiền và tương đương tiền có xu hướng chiếm cơ cấu nhỏ đi trong tài sản ngắn hạn (39,9% xuống 14,3% và xuống 9,8%), trong khi các khoản phải thu ngắn hạn liên tục tăng trong giai đoạn này (34,4% lên 43,2% và lên 54,8%), đó cũng là xu hướng của khoản hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Sự thay đổi này ban

37

đầu cho ta thấy những thay đổi chưa tốt trong cơ cấu tài sản sản công ty. Để tìm hiểu vì sao có sự thay đổi này, và ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính công ty, ta phân tích từng khoản mục trong cơ cấu tài sản ngắn hạn:

Thứ nhất: Tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn 2011- 2013

Bảng 2.2: Sự biến động tiền và tương đương tiền giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Tăng so với 2011 Số tiền % Tăng so với 2012 Số tiền % Số tiền % Tiền và các khoản tương đương tiền 565 38,9 178 14,3 (387) (68,4) 126 9,8 (52) (29,2)

(Nguồn: Từ số liệu báo cáo tài chính)

Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh qua từng năm và chiếm cơ cấu nhỏ dần trong tổng tài sản. Cụ thể khoản tiền và tương đương tiền của công ty giai đoạn 2011- 2013 giảm 387 triệu đồng và giảm 52 triệu đồng tương đương với mức giảm 68,4% và 29,2%.

Sở dĩ có sự giảm này là do trong năm, công ty không thu hồi được các khoản phải thu ngắn hạn, ảnh hưởng đến đáp ứng mục giao dịch cũng như các khoản nợ phải trả khi chủ nợ yêu cầu. Tiền và tương đương tiền giảm ảnh hưởng đến những kế hoạch đầu tư lâu dài của công ty, những cơ hội may mắn cần đầu tư ngay nhưng không có vốn; hơn nữa còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của công ty… Để khắc phục tình trạng này, công ty phải có những chính sách xác định mức dự trữ tiền hợp lý, ngoài ra công ty cần những chính sách trong bán hàng như vừa tăng các đơn hàng, cung cấp dịch vụ, hàng hóa công ty những phải đồng thời vừa có những chính sách giảm hàng tồn kho và đặc biệt là giảm các khoản thu ngắn hạn sẽ đề cập ở phần tiếp theo.

Bảng 2.3: Sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Tăng so với 2011 Số tiền % Tăng so với 2012 Số tiền % Số tiền % Các khoản phải thu ngắn hạn 491 33,8 525 42,2 33 7 692 53,8 167 31,8

(Nguồn: Từ số liệu báo cáo tài chính)

Tỷ trọng và số tiền các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng theo từng năm từ 2011- 2013. Đặc biệt trong năm 2013, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến hơn 50% trong cơ cấu tổng tài sản.

Phải thu khách hàng là khoản chiếm giá trị tuyệt đối trong phải thu ngắn hạn, vì vậy sự biến động của khoản phải thu khách hàng tương ứng với các khoản phải thu ngắn hạn. Giá trị các khoản phải thu khách hàng giai đoạn 2011- 2013 tăng lần lượt 7%; 31,8% so với năm liền trước, mức giảm này là do công ty nới lỏng chính sách tín dụng thể hiện ở điều khoản bán chịu và tiêu chuẩn bán chịu của công ty Cổ phần Vinapro trong giai đoạn thu hút khách hàng trong thời kỳ đầu hoạt động, đặc biệt là với những khách hàng đặt đơn đặt hàng lớn, tăng đơn hàng trả sau. Trong năm 2012 tăng 3,5% so với mức tín dụng, năm 2013 công ty tăng 10% mức tín dụng so với năm trước.

Sở dĩ có sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn vì công ty là một công ty đi vào hoạt động chưa lâu, để thu hút khách hàng cần những ưu đãi chính sách thanh toán cho khách hàng, hơn nữa lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là các dịch vụ và thiết bị an ninh có giá trị cũng không nhỏ, thời gian thi công lâu nên phải mất một khoảng thời gian từ khi khách hàng đặt hàng đến khi hoàn thành thi công và thu tiền.

Khoản phải thu ngắn hạn gây tốn kém với công ty về chi phí thu tiền khách hàng, mất thời gian thu tiền về gây ảnh hưởng đến vốn khi công ty cần, đó là chưa kể đến các khoản thu khó đòi. Công ty có thể gặp phải những rủi ro nhất định vì bị khách hàng chiếm dụng vốn, cùng với đó là khả năng thanh toán tức thời cũng giảm. Trước tình hình này công ty cần có những chính sách hợp lý để sử dụng tiền mặt hiệu quả, tránh gây lãng phí và ứ đọng vốn.

Nếu công ty giảm được khoản phải thu ngắn hạn, sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức cũng như tăng được khoản tiền và tương đương tiền. Tạo điều kiện cho công ty hoạt động nhuần nhuyễn hơn. Để khắc phục tình trạng này công ty cần

39

có những chính sách bán chịu phù hợp để vừa có lợi cho khách hàng trước mắt, và vừa có lợi cho công ty trong lâu dài. Giúp công ty có những khách hàng trung thành, tạo dựng uy tín.

Thứ ba là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của công ty. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Bỏ qua cac khoản đầu tư ngắn hạn, công ty chưa tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và các cơ hội kinh doanh trên thị trường để tham gia vào các quá trình kinh doanh, để có thể thu được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.

Thứ tư là hàng tồn kho:

Bảng 2.4: Sự biến động hàng tồn kho giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Tăng so với 2011 Số tiền % Tăng so với 2012 Số tiền % Số tiền % Hàng tồn kho 375 25,8 476 38,3 100 21,2 447 34,8 (28) (6,1)

(Nguồn: Từ số liệu báo cáo tài chính)

Tỷ trọng hàng tồn kho tăng so với nhau qua các năm, và cũng tăng so với tỷ trọng tổng tài sản. Một lần nữa chứng tỏ rằng, tiền và các khoản tương đương tiền giảm do các khoản phải thu ngắn hạn và khoản hàng tồn kho tăng.

Với công ty trong giai đoạn khó khăn, hàng tồn kho chiếm 1 tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản (vào năm 2011 là 25,8%; năm 2012 là 38,3%; năm 2013 là 34,8%) là một thách thức lớn, công ty nên có những chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả, xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu để giảm bớt tối đa những chi phí do hàng tồn kho gây ra và tránh tình trạng hàng tồn kho lâu ngày gây hỏng hóc, mất mát, chịu rủi ro khi thị trường giá cả biến động, ứ đọng vốn của doanh nghiệp đồng thời vẫn đáp ứng được lượng hàng hóa khi cần thiết.

Bên cạnh nguyên nhân dẫn đến hàng tồn kho của công ty tăng qua từng năm là do chính sách quản lý hàng tồn kho doanh nghiệp chưa hiệu quả, tính chất mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến hàng tồn kho tăng cao. Với mặt hàng thiết bị an ninh ( camera, chip điện tử, két sắt…) công ty không

nhập chia thành nhiều đợt để tiết kiệm chi phí vận chuyển, các sản phẩm này cũng không mang tính theo thời vụ, phong trào nên điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, tiến độ thi công của công ty với các đơn đặt hàng còn chậm trễ, kéo dài, không dứt khoát gây nên tình trạng hàng tồn kho ứ đọng.

Cuối cùng là lài sản ngắn hạn khác.

Bảng 2.5: Sự biến động tài sản ngắn hạn khác giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Tăng so với 2011 Số tiền % Tăng so với 2012 Số tiền % Số tiền % Tài sản ngắn hạn khác - 21 1,7 21 100 2 0,3 (19) (89,3)

(Nguồn: Từ số liệu báo cáo tài chính)

Tài sản ngắn hạn khác không gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài sản của công ty vì chiếm một tỷ trọng rất nho so với tổng tài sản. Cụ thể vào năm 2011 là 0%; năm 2012 chiếm 1,7% tỷ trọng tổng tài sản tương đương với 21,419,519 đồng. Năm 2013 giảm hẳn so với 2012 là 89,3%. Nguyên nhân gây nên sự biến động này là do chính sách thuế và ngân sách nhà nước tăng mạnh và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Sở dĩ tài sản ngắn hạn khác chiếm phần nhỏ trong cơ cấu tài sản công ty vì đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty, hơn nữa công ty Cổ phần Vinapro là một công ty nhỏ, đang trong thời gian phát triển, số lượng nhân viên ít nên khoản TSNH khác bao gồm các khoản tạm ứng cho nhân viên mua hàng hóa và các khoản ký quỹ để vay ngân hàng là hầu như không có..

Tài sản dài hạn:

Tiếp theo, để rõ hơn vì sao tài sản dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản công ty và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính công ty, ta phân tích tình hình tài sản dài hạn.

41

Bảng 2.6: Sự biến động tài sản dài hạn giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Tăng so với 2011 Số tiền % Tăng so với 2012 Số tiền % Số tiền % TÀI SẢN Tài sản dài hạn 21 1,5 43 3,5 22 51,4 16 1,3 (27) (61,6) Tài sản cố định 13 0,9 26 2,1 13 51,9 - 0 (26) (100) Tài sản dài hạn khác 7 0,6 16 1,4 14 112 16 1,3 0 0

(Nguồn: Từ số liệu báo cáo tài chính)

Là một công ty quy mô nhỏ và chuyên kinh doanh về các thiết bị lắp đặt tại tận nơi nên TSDH chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản. Trong giai đoạn 2011- 2013 tỷ trọng TSDH chỉ chiếm chưa đến 4% tổng tài sản. Để biết vì sao có sự biến động quy mô tài sản dài hạn, ta cần phân tích cơ cấu, giá trị các khoản mục nhỏ trong đó:

Thứ nhất là tài sản cố định:

Vào năm năm 2011 TSDH tăng so với 2012 với mức tăng 51,4% tuy nhiên vào năm 2013, giảm 61,6%. Có sự biến động này là vì TSCĐ mức tăng này do công ty mua một số thiết bị phục vụ lắp đặt, văn phòng… và bị khấu hao 100% vào năm 2013, tuy nhiên trước đó, TSCĐ cũng chưa được công ty chú trọng đầu tư.

Công ty Cổ phần Vinapro hầu như không đầu tư vào tài sản cố định cũng như bất động sản đầu tư tài chính dài hạn. Vì vậy không có bất cứ sự tác động nào từ các yếu tố này tới sự biến động giá trị tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Việc không hề đầu tư vào tài sản cố định cho thấy các thiết bị máy móc cho công ty cũng như các nhà xưởng, xe chuyên chở… cho thấy công ty chưa tối ưu hóa việc đầu tư khi mà các tài sản cố định này hầu hết mang lại lợi ích thúc đẩy quy trình lưu trữ, bán hàng, vận chuyển…

Tương tự cho các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản đầu tư tài chính này mang lại lợi ích trong giai đoạn về lâu dài cho công ty, nó là sự đảm bảo và là nguồn lợi nhuận cho công ty trong dài hạn tuy nhiên công ty không hề có một khoản đầu tư tài chính dài hạn nào cho thấy kế hoạch đầu tư tài chính dài hạn và kinh doanh của công ty có thể gặp khó khăn và rủi ro, kém hiệu quả trong dài hạn.

Về tài sản dài hạn khác:

lượt quá các năm 2011; 2012; 2013 là 0,6%; 1,4% và 1,3%. Cùng với sự tăng lên của TSCĐ, công ty đã đầu tư tài sản dài hạn đều cho TSCĐ và TSCĐ khác để phục vụ quá trình làm việc thi công của công nhân viên công ty.

Kết luận: Nhìn chung tài sản của công ty còn nhiều biến động, chưa ổn định,

nhất là vào thời điểm 2011- 2012, tuy nhiên lại có sự đi lên vào năm 2013 nhưng vẫn chưa trở lại bằng năm 2011 Sự sụt giảm này chủ yếu là do sự biến động giảm của khoản mục tài sản ngắn hạn, cụ thể là tiền và tương đương tiền. Tỷ trọng tài sản dài hạn quá nhỏ cho thấy chiến lược của công ty chỉ hướng tới hiện tại trước mắt, đặc biệt tỷ trọng TSDH của công ty rất nhỏ và giảm mạnh trong 2 năm cuối chứng tỏ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự hướng tới sự ổn định trong lâu dài. Để có cái nhìn tổng quát hơn cần xét cả sự thay đổi về nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2011- 2013.

2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

( Nguồn : Số liệu báo cáo tài chính)

Từ biểu đồ trên ta có cái nhìn tổng thể về cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011- 2013. Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng một lương tương đương với sự gia tăng của tồng tài sản. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2013 có sự tăng giảm không đồng đều. Nguyên nhân là nợ ngắn hạn của công ty tăng theo từng năm và vốn chủ sở hữu lại có chiều hướng giảm dần. Như đã phân tích phần tài sản, nợ ngắn hạn công ty tăng là do khoản hàng tồn kho và phải thu khách hàng của công ty tăng, công ty không có các khoản dự trữ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn với

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)