- Ban tổ chức Ban quản lý dự án
3.2.1. Quản lý khả năng thanh toán
73
lượng tiền mặt: tiến hành ngay các biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn tránh tình trạng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn gây ứ đọng vốn như hiện nay. Việc thu hồi nợ cần bắt đầu từ các khoản có giá trị lớn trước, sau đó đến các khoản nhỏ hơn, cũng cần đặc biệt lưu ý đến các khoản quá hạn hay có thời hạn lâu ngày cần có biện pháp đôn đốc thu nợ thường xuyên. Thêm vào đó để nâng cao hiệu quả của việc thu hồi nợ công ty nên áp dụng mức lãi phạt nặng hơn tùy theo thời gian quá hạn từng khoản nợ, điều này sẽ khiến khách hàng tích cực hơn trong việc trả nợ cho công ty.
Việc thu hồi nợ sẽ giúp tăng lượng tiền của công ty, góp phần đáp ứng khả năng thanh toán nâng cao uy tín với nhà cung cấp.
Sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn sẽ tạo áp lúc khả năng thanh toán của công ty, vì vậy doanh nghiệp cần chủ trọng xem xét giảm các khoản nợ ngắn hạn thay bằng nợ dài hạn.
Thứ hai, thông qua việc phân tích khoản tiền và tương đương tiền, khả năng thanh toán bằng tiền ở chương 2 có thể thấy công ty chưa xác định được mức dự trữ tiền mặt tối ưu để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ mà còn nâng cao cơ hộ đầu tư. Công ty có thể áp dụng mô hình dự trữ tiền mặt Miller Orr để nâng cao hiệu quả quản trị tiền mặt. Mô hình này giúp công ty dự đoán nhu cầu và dòng tiền mặt hàng ngày. Với đặc điểm của ngành nghề kinh doanh biến động phụ thuộc thời kỳ (công nghệ, thị trường…), công ty cần áp dụng mô hình Miller Orr vì tính linh hoạt của nó, cụ thể như sau:
√
H = 3Z* - 2L
Trong đó:
Z*: số tiền mặt tối ưu
L: tồn quỹ tiền mặt tối thiểu H: số tiền dư tối đa
F: chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn K: chi phí cơ hội do giữ tiền mặt
: phương sai của dòng tiền mặt hàng ngày
Dựa trên tình hình thực tế của công ty năm 2013, ta tính toán tồn quỹ tiền mặt tối thiểu công ty cần có trong kỳ dựa trên các khoản chi phí công ty phải đáp ứng được (bao gồm chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung; chi phí ngoài sản xuất: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp; chi phí dự báo chi tiền mặt: chính sách chi trả cho khác hàng, cho
nhân viên…). Theo số liệu từ ban tài chính kế toán thống kê, tồn quỹ tiền mặt tối thiểu công ty cần có là: 591 triệu.
Vào năm 2013, mức lãi suất tín phiếu kho bạc là 6,45% (nguồn từ vietstock.vn ) từ đó ta tính được chi phí cơ hội từ cất trữ tiền mặt. Cụ thể là 38,1 triệu.
Theo nguồn từ sàn giao dịch chứng khoán ACB chi nhánh tại Hoàn Kiếm, Hà Nội, với mức giao dịch của công ty là nhỏ hơn 100 triệu/ngày, có tỷ lệ mức phí là 0,35% trên tổng mức giao dịch, như vậy ta có chi phí giao dịch chứng khoán là 2,05 triệu.
Tiếp theo, dựa trên doanh thu và dòng tiền năm 2013 của công ty theo số liệu từ phòng tài chính- kế toán và tính toán, ta được phương sai dòng tiền hàng ngày của công ty là 9 triệu. Từ những tính toán trên, ta tóm tắt vào bảng sau:
Bảng 3.1: Các số liệu về dự trữ tiền mặt 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013
Tồn quỹ tiền mặt tối thiểu (L) 591
Chi phí cơ hội cho việc cất trữ tiền mặt (K) 38,1
Chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn (F) 2,05
Phương sai của dòng tiền mặt hàng ngày 9
(Nguồn: Ban tài chính -Kế toán)
Áp dụng công thức tính Miller Orr: √
H = 3 x 592,5 – 2 x 591 = 595,5
Như vậy thông qua mô hình Miller Orr thì số tiền mặt tối ưu của công ty trong năm 2013 là 592,5 triệu và mức tối đa là 595,5 triệu đồng. Mức dự trữ tiền hiện tại của doanh nghiệp trong năm 2013 là 211 triệu, ta thấy mức dự trữ tiền này nhỏ hơn rất nhiều so với mức tối ưu, nó cho thấy công ty đang dự trữ thiếu tiền mặt. Doanh nghiệp nên cố gắng đẩy nhanh những khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho thành tiền mặt giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đầu tư và tăng khả năng thanh toán bằng tiền của công ty. Như vậy thông qua mô hình Miller Orr doanh nghiệp có thể xác định lượng tiền mặt phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hợp với bối cảnh kinh tế sao cho vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
75