Quản lý khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 76)

- Ban tổ chức Ban quản lý dự án

3.2.3. Quản lý khoản phải thu khách hàng

Từ việc tính toán các chỉ số thế hiện khả năng thu tiền, hay chỉ số thu tiền bình quân, có thể thấy việc tăng lên liên tục của phải thu khách hàng ảnh hưởng không tốt đến cơ hội đầu tư và công ty bị chiếm dụng vốn. Vì vậy công ty nên tiền hành những giải pháp giảm tỷ trọng khoản phải thu khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu hồi công nợ, giảm khoản vốn bị chiếm dụng cải thiện lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và quan trọng nhất là tránh được rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Trước hết, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống trong việc lựa chọn cấp tín dụng cho khách hàng. Ta có thể sử dụng mô hình Altman. Đây là mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hóa các mồi quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng. Mô hình này thường được sử dụng để xếp hàng tín nhiệm và đo lường xác suất vỡ nợ thông qua đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro với khách hàng Z càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại:

77

Bảng 3.2: Mô hình điểm số của Altman.

Biến số Ký hiệu Trọng số

Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản X1 1.2

Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản X2 1.4

Loại nhuận trước thuế và lãi/ Tổng tài sản X3 3.3

Thị giá cổ phần/ Giá trị ghi sổ nợ dài hạn X4 0.6

Doanh thu/ Tổng tài sản X5 1

Trong đó:

Z > 2,99: Khách hàng trong vùng an toàn.

1,81 < Z < 2,99: Khách hàng năm trong vùng cảnh báo, nguy cơ mất khả năng thanh toán.

1,81 > Z: Khách hàng năm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao.

Đối với khách hàng thuộc nhóm có Z > 2,99 có thể cấp tín dụng, bán hàng trả chậm. Với nhóm khách hàng thứ hai, việc cấp tín dụng cần được xem xét ở một mức độ nhất định và xác định thường xuyên mức độ an toàn của khách. Với nhóm khách hàng có Z < 1,81, doanh nghiệp không tin nên cấp tín dụng hay bán hàng trả chậm vì dễ dẫn đến rủi ro thu hồi công nợ.

Dựa vào đặc điểm của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan điểm số (tất nhiên doanh nghiệp không thể biết chính xác toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng ), để đưa ra danh sách khách hàng có thể cấp tín dụng. Ví dụ, doanh nghiệp cân nhắc cấp tín dụng cho K-mart cơ sở tại Hoàng Đạo Thúy, theo đáng giá khách quan và thông tin công ty thu thập được, K-mart có các biến số như sau: X1= 0,6; X2= 0,3; X3= 0,2; X4= 0,8; X5= 0,5. Ta được điểm số theo mô hình Altman của K-mart là 2,94. Như vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể cấp tín dụng cho siêu thị K-mart.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể áp dụng thêm chính sách chiết khấu nhằm tạo động lực thanh toán sớm của khách hàng từ đó giảm thiếu khoản phải thu khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh, bên cạnh đó còn có sự ưu đãi với khách hàng doanh nghiệp khi mua số lượng lớn, thanh toán sớm. Việc đưa ra ưu đãi cho khách hàng sẽ kich thích khách hàng thanh toán sớm, giảm bớt thời gian bị chiếm dụng vốn.

Doanh nghiệp sẽ thực hiện tính chiết khấu theo uy tín khách hàng với công ty và lãi suất thanh toán là 12% theo hình thức lãi đơn. Giả sử với siêu thị K-mart, khách hàng uy tín với công ty, thanh toán sớm 15 ngày:

Áp dụng công thức ta có:

Sử dụng cách tính chiết khấu thanh toán này với những khách hàng khác, ta được cụ thể tỷ lệ chiết khấu thanh toán có thể được áp dụng như sau:

Bảng 3.3: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán.

Nhóm Thời gian thanh toán sớm ( ngày)

Tỷ lệ chiết khấu (%) KHDN KH cá nhân 1 20-30 25% 20% 2 10-20 22% 18% 3 5-10 15% 12% 4 1-5 13% 10% 5 Thanh toán lúc nhận hàng 5% 5%

Nếu áp dụng biện pháp thành công, doanh nghiệp quản lý khoản phải thu tốt hơn, năm 2013, các khoản phải thu giảm xuống 12%, công ty giảm bớt rủi ro và hoàn nhập được 55% khoản dự phòng. Ta đánh giá lại qua bảng:

Bảng 3.4: Đánh giá lại khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Dự kiến sau thay đổi

Phải thu khách hàng 332,88 292,9

Hệ số thu nợ 2,95 2,5

Thời gian thu nợ trung bình 124 109

Chi phí dự phòng 87 39,15

Lợi nhuận sau thuế tăng thêm 64 87,83

Nhìn chung, việc xây dựng hệ thống lựa chọn cấp tín dụng và chiết khấu thanh toán cho khách hàng có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản phải thu, bên cạnh đó hạn chế được các khoản dự phòng phải trích lập trong kỳ, từ đó giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, lưu chuyển thuần trong kỳ cũng được cải thiện và

79

doanh nghiệp có điều kiện chi trả trong kỳ tốt hơn, ít phải sử dụng dự trữ tiền mặt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư & phát triển VINAPRO (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)