Sự kiểm soát của cơ quan tư pháp đối với các cơ quan khác của

Một phần của tài liệu Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước (Trang 67)

của nhà nước

Thuật ngữ cơ quan tư pháp trong khoa học pháp lý được sử dụng theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp khác nhau, theo nghĩa rộng cơ quan tư pháp gồm Tòa án, Viện kiểm sát và thậm chí còn cả những cơ quan khác của nhà nước thực hiện các hoạt động hành chính – tư pháp. Theo nghĩa hẹp thuật ngữ cơ quan tư pháp được dùng để chỉ Tòa án – cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

Theo điều 127 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001), cơ quan xét xử của nước Cộng hào XHCN Việt Nam gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định [49].

Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.

Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 không trực tiếp quy định quyền kiểm soát (giám sát) của Tòa án đối với các cơ quan khác của nhà nước, quyền này của tòa án chỉ có thể được suy ra rằng hoạt động kiểm soát của Tòa án đối với các cơ quan khác của nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, đặc biệt là khi xét xử các vụ án hành chính, Thông qua hoạt động xét xử, tòa án có quyền đề nghị hay yêu cầu các cơ quan tổ chức áp dụng các biện pháp để khắc phục, loại trừ những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật hoặc hoàn thiện pháp luật, chính sách cải tiến

phương thức quản lý. Thông qua hoạt động xét xử hành chính Tòa án thực hiện hoạt động giám sát của mình đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan khác của nhà nước trong việc ban hành các quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính. Nhưng Tòa án chỉ có quyền phán quyết về tính hợp pháp hay không hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Tóm lại, có thể nói Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã tạo ra một cơ chế pháp lý để các cơ quan nhà nước về cơ bản có thể kiểm soát được nhau trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy vậy, pháp luật vẫn còn những khoảng trống nhất định chưa có quy định đầy đủ và hữu hiệu để các cơ quan nhà nước có thể kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, đó là:

- Việc kiểm soát tính hợp hiến của các luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành; tính hợp hiến, hợp pháp của các pháp lệnh, nghị quyết do UBTVQH ban hành chưa được cơ quan tư pháp kiểm soát, việc kiểm soát hiện nay chỉ mang tính nội bộ hệ thống.

- Việc kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật do hệ thống hành chính nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương ban hành chưa được tòa án kiểm soát, việc kiểm soát trong cơ chế hiện tại cũng chỉ do quyền lực nhà nước và cơ quan hành chính thực hiện.

- Đối với hoạt động hành chính nhà nước, tuy đã có cơ chế kiểm soát từ phía các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính trong cùng hệ thống, nhưng cơ chế này vẫn tỏ ra kém hiệu quả, đặc biệt là những hoạt động, quyết định mang tính tổ chức, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước, những quyết định chính sách, quyết định quy phạm của hệ thống hành chính về cơ bản vẫn chưa được kiểm soát theo đúng nghĩa của nó.

Với tinh thần đổi mới, quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công dân để bảo đảm cho các cơ quan nhà nước có thể kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp bên cạnh việc phát huy hiệu quả của các định chế đang tồn tại cần phải tạo ra cơ chế pháp lý để mọi hoạt động nhà nước cả hoạt động lập pháp, hành pháp đều chịu sự kiểm soát của tòa án, khi có tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng luật, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Điều này có nghĩa là cần trao cho tòa án chức năng phán xét về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài cơ chế kiểm soát nhà nước cần phát huy một cách đầy đủ và hiệu quả vai trò hoạt động kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp chẳng hạn như: kiểm tra, giám sát của đảng, giám sát của các tổ chức xã hội, giám sát của công dân, các phương tiện thông tin đại chúng, của các tổ chức kinh tế …

Quyền con người và quyền và nghĩa vụ công dân đã được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp năm 1992, cụ thể Hiến pháp 1992 dành 55 điều quy định 11 nguyên tắc chung, 96 quyền cơ bản và 43 nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Các quyền của công dân ngày càng được bổ sung và càng được cụ thể hơn. Ví dụ như quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, phục hồi danh dự, khi bị bắt, bị giam giữ và xét xử trái pháp luật; quyền được khiếu nại, tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào [49, Điều 73, 73]. Khác với các hiến pháp trước đây, nhất là Hiến pháp 1980, khi quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, Hiến pháp năm 1992 rất cân nhắc đến khả năng thực thi của các quyền công dân, tránh xu hướng chủ quan duy ý chí. Các quyền cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 1980 đã được chỉnh lý lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như quyền của mọi công dân đều có việc làm, đều có nhà ở,

có quyền học tập không mất tiền… thành nghĩa vụ từ phía nhà nước tạo những điều kiện thuận lợi để nhân dân có việc làm, có nhà ở và được học tập.

Điều đặc biệt ở đây là do quan niệm quá giản đơn và quá vội vàng cho việc đảm bảo một cách tuyệt đối khỏi mọi sự bất công đối với mọi người do nguồn gốc tài sản gây ra mà các Hiến pháp sau này của năm 1959 và 1980 không thừa nhận sở hữu tư nhân. Trong những năm chiến tranh quy định này có tác dụng rất lớn cho việc vận động nhân dân tập trung sức người, sức của cho sự thắng lợi của công cuộc kháng chiến. Nhưng sang công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thì quy định trên lại là nguồn gốc cho sự cào bằng và thờ ơ với tư liệu sản xuất, theo kiểu “cha chung không ai khóc” mà dẫn đến tình trạng lãng phí của công, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản, nạn tham ô công quỹ tràn lan và trở nên phổ biến. Khắc phục yếu điểm này và thể hiện nhận thức mới của chúng ta về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 1992 thừa nhận “quyền tư hữu như là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân” [49]. Việc xác định lại quyền tư hữu của công dân - một trong những quyền cơ bản nhất của con người là một nội dung căn bản nhất của việc thông qua bản Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và nhận thức lại các quy luật khách quan của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

So với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đánh dấu bước phát triển mới về nội dung và hình thức quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.“Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” vẫn được quy định tại chương V. Nhưng khác với Hiến pháp 1980, Chương V Hiến pháp 1992 (gồm 34 điều, từ Điều 49 đến Điều 82) chỉ giữ nguyên 4 điều của Hiến pháp 1980 (các điều 49, 52, 76, 80 Hiến pháp 1992); có thêm 4 điều hoàn toàn mới

Điều 50 quy định về quyền con người; Điều 57 quy định công dân có quyền tự do kinh doanh, theo quy định của pháp luật; Điều 72 quy định về quyền của cá nhân được suy đoán vô tội, Điều 81 quy

định người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam [49].

còn lại 26 điều của Hiến pháp 1980 được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Bước phát triển mới này thể hiện rõ nét ở những điểm sau:

Thứ nhất, đã sửa đổi những quyền kinh tế, xã hội được quy định một cách “duy ý chí”, quan niệm giản đơn về CNXH (ví dụ, quyền học tập miễn phí và được cấp học bổng, quyền khám chữa bệnh không phải trả tiền, quyền có nhà ở, quyền có việc làm…cho mọi công dân), qua đó bảo đảm tính khả thi của các quyền này cũng như tăng cường hiệu lực thực tế của Hiến pháp.

Thứ hai, đã bổ sung và thừa nhận trở lại một số quyền có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 nhưng bị Hiến pháp 1980 bãi bỏ, bao gồm: quyền sở hữu tư nhân về tài sản, vốn và tư liệu sản xuất (Điều 58); quyền tự do kinh doanh (các điều 20,57); quyền sử dụng đất [49, Điều 58]... Những quyền này đã góp phần giải phóng, phát huy tiềm năng sáng tạo, năng lực của các tầng lớp nhân dân, từ đó tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội ở nước ta trong hơn hai thập kỷ qua.

Thứ ba, đã bổ sung và sửa đổi theo hướng mở rộng nhiều quyền dân sự, chính trị quan trọng như:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Điều 71); quyền được "suy đoán vô tội", quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự (Điều 72); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 73); quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 73); quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68); quyền được thông tin (Điều 69); quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 74) [49]…

Việc sửa đổi, bổ sung những quyền này phù hợp với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về nhân quyền.

Thứ tư, lần đầu tiên đưa khái niệm quyền con người vào Hiến pháp (Điều 50), tạo cơ sở hiến định cho việc tổ chức thực hiện, triển khai các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về quyền con người, cũng như cho giao lưu và đối ngoại trên lĩnh vực nhân quyền.

Thứ năm, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp khẳng định nguyên tắc rất quan trọng và có ý nghĩa đối với quyền và nghĩa vụ của công dân là: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định" (Điều 50 và 51 Hiến pháp) [49].

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chương "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" trong Hiến pháp 1992 có những bất cập, hạn chế sau:

Một là, cách quy định các quyền trong Hiến pháp 1992 vẫn theo tư duy cũ. Điều này biểu hiện ở chỗ rất nhiều quyền trong chương V Hiến pháp 1992 (ví dụ, trong các điều 51, 53, 54, 56, 57, 58… [49]) được quy định dưới dạng Nhà nước “quyết định”, "trao quyền cho công dân" chứ không phải công dân được hưởng các quyền đó một cách đương nhiên. Tư duy lập hiến như vậy chưa thực sự phù hợp với xu hướng chung của Hiến pháp trên thế giới, trong đó xem các quyền con người, các quyền công dân là những giá trị tự nhiên, vốn có mà các nhà nước có nghĩa vụ thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy.

Hai là, nội dung các quyền chưa đầy đủ. So sánh với chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp của các quốc gia khác, chương V Hiến pháp 1992 còn quá chú trọng đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, song thiếu quan tâm đúng mức đến các quyền dân sự, chính trị - nhóm quyền "truyền thống" và hiện vẫn là nội dung chính của chế định này trong Hiến pháp của các nước trên thế giới. Điều này thể hiện ở hai khía cạnh: (1) Danh mục các quyền dân sự, chính trị trong chương V Hiến pháp 1992 còn thiếu

một số quyền quan trọng; (2) Nội dung các quyền dân sự, chính trị còn sơ sài (so với quy định tương ứng trong luật nhân quyền quốc tế và Hiến pháp của nhiều nước khác). Điều quan trọng hơn cả là còn thiếu vắng nhóm quy định về trách nhiệm của Nhà nước và cơ chế bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Ba là, kỹ thuật lập hiến chưa phù hợp, thể hiện ở nhiều vấn đề. (1) Có rất nhiều quyền đi kèm cụm từ “theo quy định của pháp luật”, "do Hiến pháp và luật quy định" là chưa đúng về nguyên tắc quy định quyền. (2) Hiến pháp không có quy định nguyên tắc về hiệu lực áp dụng trực tiếp của Hiến pháp, không quy định về việc ban hành những đạo luật (cần thiết) tạo điều kiện để thực thi quyền thuộc trách nhiệm của Nhà nước, dẫn tới tình trạng có những quyền hiến định nhưng không được thực hiện trên thực tế. Thêm vào đó, khái niệm “pháp luật” có nghĩa quá rộng, bao gồm cả văn bản dưới luật. Hiến pháp các nước thường quy định theo công thức chặt chẽ là: "trong trường hợp và theo cách thức do luật định". (3) Xác định chủ thể quyền quá hẹp, vì hầu hết quy định trong chương V Hiến pháp 1992 ấn định chủ thể quyền là "công dân". Xu thế chung của Hiến pháp trên thế giới chủ yếu quy định chủ thể quyền là “mọi người”, trừ các quyền bầu cử, ứng cử, bỏ phiếu trưng cầu ý dân... (4) Vị trí của Chương không phù hợp, hầu hết Hiến pháp trên thế giới đặt chế định về quyền con người, quyền công dân ở chương II (ngay sau chương quy định về chính thể) hoặc ngay tại chương I. Việc quy định nội dung này trong chương V của Hiến pháp 1992 là chưa phản ánh đúng tầm quan trọng của chế định quyền con người, quyền công dân. (5) Tên của chương chưa bao quát hết nội dung, vì các quy định trong Chương V về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”không chỉ áp dụng với công dân mà còn với người nước ngoài và người không quốc tịch (Hiến pháp nhiều nước có tên chương này là: “quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công

dân” (Chương II Hiến pháp Ba Lan năm 1997), “Quyền tự do, các quyền và nghĩa vụ của con người và công dân" hoặc "Các quyền và tự do của con người và công dân" (Chương II Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993) v.v.); đồng nhất quyền con người với quyền công dân v.v. (6) Có những điều của Chương V "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" chỉ mang tính giải thích, không mang tính quy phạm. (7) Có những quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nằm rải rác ở các chương khác, nội dung không thống nhất. (8) Nhiều quyền mới được cộng đồng quốc tế thừa nhận hoặc được ghi nhận trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia vẫn chưa được thể hiện. Thí dụ: quyền sống, quyền không bị nô dịch, cưỡng bức lao động…

Trong bối cảnh đổi mới toàn diện, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay thì việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp 1992 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân phải dựa trên những quan điểm chỉ đạo sau đây:

Thứ nhất, phải dựa trên những quan điểm của Đại hội lần thứ XI của Đảng về việc quan tâm đến quyền con người, quyền công dân và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương về định hướng sửa đổi, bổ sung

Một phần của tài liệu Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước (Trang 67)