Hiến pháp kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc bảo đảm cho

Một phần của tài liệu Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước (Trang 36)

cho nhân quyền không bị vi phạm

Xét đến cùng hiến pháp có mục tiêu là bảo vệ quyền con người. Chỉ có trong chế độ chính trị của chủ nghĩa tư bản vấn đề quyền con người mới được đặt ra như là một yêu cầu cấp bách của đời sống xã hội. Các chế độ chính trị trước chế độ tư bản đều không tồn tại một văn bản quy định các chế độ chính trị cũng như không có bản tuyên bố nhân quyền. Các chế độ chính trị trước chủ nghĩa tư bản đều là các chế độ chuyên chế không có quyền con người và không có hiến pháp. Hay nói cách khác cuộc đấu tranh ấy chưa đủ những điều

kiện của sự chín muồi cho sự ra đời của cả bản văn hiến pháp lẫn bản tuyên ngôn nhân quyền. Nhà nước lúc đó chỉ gắn liền với chế độ quân chủ chuyên chế, người dân vẫn chỉ được phép gánh vác nghĩa vụ, mà không được hưởng quyền lợi, cũng như sự ràng buộc chính quyền trong việc phải bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho con người, và tất nhiên lại càng không được tham gia vào các công việc nhà nước- không có tự do chính trị.

Việc đảm bảo nhân quyền cần có cả bản hiến văn quy định chế độ chính trị, lề lối tổ chức hoạt động của chính quyền – nhà nước, có tác dụng kiểm soát quyền lực nhà nước và cần có cả bản tuyên ngôn nhân quyền. Hoặc chí ít trong nội dung của hiến pháp phải có quy định về nhân quyền.

Hay nói một cách khác vừa phải có nhân quyền và vừa phải có hiến pháp quy định việc tổ chức chính quyền. Hai thứ này đều có mục tiêu chung bảo vệ nhân quyền, và cùng có hiệu lực tối cao trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia[17].

Vấn đề nhân quyền luôn luôn đi kèm và không thế thiếu được vấn đề bảo vệ nhân quyền. Một mặt phải chỉ ra, tức là ghi nhận cho rõ và đầy đủ tất cả các quyền con người có thể có, để con người cần phải biết mà có thể thụ hưởng và ngăn chặn ngay sự vi phạm chính những quy định quyền con người đã được ghi nhận ra từ bất kỳ chủ thể nào. Một mặt khác phải ngăn ngừa ngay từ trước sự có thể vi phạm đến quyền con người của một chủ thể quan trọng nhất đó là Nhà nước; một khi các quyền đó bị vi phạm cần phải có những biện pháp trừng trị những chủ thể vi phạm và cũng cần có những biện pháp khôi phục lại những quyền đó, đồng thời cũng nhấn mạnh nghĩa vụ, trách nhiệm phải bảo vệ nhân quyền từ phía Nhà nước. Hai mặt này gắn liền với nhau và cùng cần phải được ghi nhận bằng một bản văn có một hiệu lực pháp lý tối cao trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Đó là Hiến pháp.

lập ra được giao một nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ con người, đồng thời cũng lại được giao nhiệm vụ kết tội con người: Nên nhà nước cũng phải đứng ra bảo vệ con người trước khi bị kết tội. Vì trước khi kết được tội họ vẫn là một con người chưa có tội. Vì lẽ con người là quý giá nhất, nên không thể có lý rằng, “bắt nhầm còn hơn bỏ sót”, mà phải là, thà “bỏ lọt còn hơn bắt nhầm”. Bản thân trong nhà nước cùng một lúc phải thi hành đồng thời hai nhiệm vụ trái ngược nhau, vừa không bỏ lọt tội phạm để bảo vệ an ninh cho xã hội, đồng thời lại không thể bắt oan người vô tội. Cho nên việc bắt giam, việc xét xử, việc điều tra phải được tiến hành theo một trình tự tố tụng nhất định. Mục tiêu của trình tự này là bảo vệ bị can, bị cáo mà không phải làm cho những người thay mặt nhà nước tiến hành các thủ tục này một cách dễ dàng hơn, để có nguy cơ làm oan người vô tội.

Quyền được công bằng trước pháp luật hay nói cách khác là được bảo vệ ngang nhau là trong những yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Cho dù giàu hay nghèo, thiểu số, tôn giáo hay là dân tộc đa số, liên minh chính trị hay là đối lập đều được pháp luật bảo vệ như nhau. Nhà nước dân chủ không đảm bảo rằng, mọi con người đều được cuộc sống xã hội đối xử một cách công bằng, vì vốn dĩ con người sinh ra đã hàm chứa một cách tự nhiên sự bất bình đẳng giữa họ. Nhưng cuộc sống đòi hỏi nhà nước phải giải quyết công bằng giữa mọi người. Một nhà nước dân chủ theo đúng nghĩa của từ này là nhà nước từ khi thành lập ra các cơ cấu cho đến khi quyết định các chủ trương, chính sách và pháp luật nhà nước phải tuân theo nguyên tắc đa số, nhưng phải tính đến quyền lợi của thiểu số; khi thi hành và nhất là khi bảo vệ thì lẽ đương nhiên lại phải tính đến quyền lợi của từng cá nhân, với mục đích ngăn ngừa sự bất bình đẳng, sự oan sai cho từng trường hợp cá nhân cụ thể.

Vấn đề nhân quyền được quy định dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhân quyền có thể được quy định trong một văn bản riêng gọi là bản Tuyên

ngôn nhân quyền hoặc nhân quyền được quy định thành chương điều trong nội dung của Hiến pháp. Đôi khi nhân quyền nằm trong nội dung của bản phụ trương của hiến pháp, như 10 tu chính án của nước Mỹ. Tất cả tựu chung lại đều nhằm làm nổi bật nội dung cơ bản về nhân quyền đó là quy định những quyền thiết yếu nhát của con người: đó là quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc… Đó là những quyền tự do chính trị, quyền tự do cá nhân như: ngôn luận, tín ngưỡng, cư trú; quyền bất khả xâm phạm nơi cư trú, quyền bất khả xâm phạm thân thể,…

Bảo đảm nhân quyền vừa là mục đích vừa là cách thức để kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền có mục tiêu đảm bảo quyền tự do của con người, đối lập với nhà nước bạo lực. Nhà nước thừa nhận và có nghĩa vụ đảm bảo tự do của con người. Pháp luật phải thể hiện là pháp luật của công lý, của lý trí và phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người. Nhà nước được xây dựng trên nền tảng của xã hội công dân. Một xã hội mà ở đó công dân là chủ thể, nhà nước có trách nhiệm phải phục tùng lợi ích của công dân mà không có điều ngược lại. Pháp luật phải đứng trên nhà nước và nhà nước phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Để bảo đảm cho tính chất này nhà nước pháp quyền phải nêu cao vị trí vai trò của tòa án. Tính độc lập của tòa án được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Chỉ có tòa án mới có chức năng phán xét các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được thành lập từ đa số nhưng lại phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của những người yếu, của thiểu số, cá nhân [17].

Một nhà nước tốt phải có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của thiểu số. Vì vậy một bản Hiến pháp tốt không thể không tính đến quyền lợi của thiểu số. Đó cũng là một trong những yêu cầu nhân bản của một bản Hiến văn. Hiến pháp Việt Nam thể hiện ở việc thành lập ra các cơ cấu Hội đồng dân tộc trong Quốc hội, hay là Ủy ban các dân tộc và miền núi của Chính phủ…

Nhân quyền trong một trường hợp cụ thể, không thể nào là khác hơn như là việc bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và của những nhóm người thiểu số trước sự lấn át của đa số. Những quy định thể hiện nguyên tắc này trong hiến pháp sẽ góp phần tạo ra một hàng rào không thể vượt qua được của bất kể chính sách nào chỉ dựa trên ý chí của đa số, mà không tính đến quyền lợi của thiểu số. Ví dụ như quyền hoãn bỏ phiếu thông qua một quyết định mà họ không đồng ý của thiểu số, hoặc quyền được bảo lưu của thiểu số…

Không như một số nhà nước tư bản điển hình, các nước xã hội chủ nghĩa không có một bản tuyên ngôn nhân quyền riêng. Trong những nội dung cơ bản của Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa không có những quy định về nhân quyền hay đảm bảo về nhân quyền mà được thay bằng những quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Trong Hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa đều nhất quán khẳng định: “Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là vì con người, vì hạnh phúc nhân dân, Vì vậy, quyền con người, quyền công dân là cái thuộc về bản chát của nhà nước kiểu mới, là ngọn cờ đích thực của chủ nghĩa xã hội” [22].

Như vậy, quyền con người trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa về nguyên tắc càng phải được đảm bảo tốt hơn. Nhưng rất tiếc rằng vì nhiều lý do khác nhau về mặt chủ quan và cả mặt khách quan, vấn đề nhân quyền không được các nhà nước xã hội chủ nghĩa quan tâm một cách thích đáng. Điều đó được thể hiện ở chỗ, không một nhà nước nào trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước kia có một bản tuyên ngôn nhân quyền riêng, và trong các văn bản hiến pháp của mình vấn đề nhân quyền cũng rất hiếm khi được nhắc tới một cách đậm nét xứng đáng với vị trí của nó. Nội dung chính của nhân quyền, quyền con người được hiến pháp và pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện thành quyền công dân. Một trong những nguyên nhân của vấn đề như đã nêu ở phần trên, là trong cả một thời gian dài chúng ta

đã ngộ nhận rằng, nhân quyền chỉ là một vấn đề thuần túy của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến, mà không thuộc phạm trù của chủ nghĩa xã hội cần phải giải quyết.

Thứ đến là việc hình thành nên chế độ xã hội chủ nghĩa với một loạt các nước thường gắn với công cuộc giải phóng dân tộc mình khỏi chế độ ngoại xâm. Trong cuộc đấu tranh này vấn đề nhân quyền – quyền con người được gắn liền cuộc giải phóng dân tộc và vấn đề chủ quyền công dân. Vì lẽ đó, nhiều người cho rằng ở các nước xã hội chủ nghĩa trước kia và hiện nay không có quy định về vấn đề nhân quyền cũng là một vấn đề không hoàn toàn đúng.

Chương 2

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2013

Một phần của tài liệu Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)