- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp
2.4.5. Thực trạng tiếp cận thông tin thông qua báo chí
Điều 2 Luật Báo chí năm 1989 quy định: "Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí..." [34].
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định trách nhiệm của báo chí là: đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng, phải trả lời và nói rõ lý do. Bên cạnh việc thông tin cho công chúng, các cơ quan báo chí còn đóng vai trò là cầu nối để đưa yêu cầu cung cấp thông tin của công chúng tới các cơ quan nhà nước và chuyển tiếp câu trả lời của các cơ quan nhà nước tới công chúng. Điều này thể hiện ở việc hầu hết các cơ quan báo chí đều có các chuyên mục như "Trả lời bạn đọc", "Chính sách mới, quyết định mới", "Văn bản pháp luật", "Đường dây nóng", "Trả lời thư bạn đọc", "Trả lời bạn xem truyền hình", "Trả lời bạn nghe đài", "ý kiến bạn đọc"... nhằm mục đích này.
Ngoài các hình thức yêu cầu cung cấp thông tin một cách trực tiếp và thông qua báo chí như đã nêu, công chúng còn có thể đưa ra yêu cầu tiếp cận với thông tin của các cơ quan nhà nước qua một số kênh khác, ví dụ như thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, hoặc thông qua các cuộc họp dân (họp đại diện gia đình trong thôn, tổ dân phố, họp cử tri…) hay thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây là những kênh gián tiếp
nhưng đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền tìm kiếm thông tin ở nước ta, vì đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn còn chưa quen với việc