Thực trạng tiếp cận thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 62)

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp

2.4.3.Thực trạng tiếp cận thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc

quan nhà nƣớc

Các vấn đề, lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan công quyền, phải công khai, được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Pháp lệnh Dân chủ cơ sở năm 2007; Luật Kế toán năm 2003; Luật Kiểm toán năm 2005; Luật Nhà ở năm 2005; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật Thực hành tiết kiệm năm 2005; Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

Theo Luật Tổ chức Quốc hội, Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực và Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày thông qua (Điều 91).

Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân những vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối với chất vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến phát biểu với các cơ quan thông tin đại chúng (Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ).

Điều 11 Luật Phòng, Chống tham nhũng quy định: "Nguyên tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, theo đó: cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ" [58].

Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí còn quy định, các cơ quan nhà nước thực hiện việc cung cấp thông tin cho báo chí thông qua người phát ngôn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình (Điều 2).

Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định công khai thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án, công trình đầu tư, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã... bằng hình thức niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã, công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân (Điều 5, 6).

Nghĩa vụ công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của công dân thường liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân gắn với những công việc cụ thể, nếu thiếu các thông tin từ cơ quan nhà nước, người dân có thể mất khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng việc thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của công dân đang có rất nhiều hạn chế, gây ra sự chậm trễ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân. Cụ thể là, mặc dù Luật Báo chí và Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của công dân, nhưng tình trạng cơ quan nhà nước không trả lời bằng văn bản hoặc từ chối cung cấp mà không có lý do chính đáng vẫn còn phổ biến và chưa có biện pháp xử lý. Tình trạng này dẫn đến trong nhiều vụ việc người dân và chính quyền không tìm được tiếng nói chung, người dân buộc phải khiếu kiện vượt cấp, thậm chí gây mất trật tự xã hội. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là đa số các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của công dân mới chỉ dừng lại ở mức độ có tính chất nguyên tắc, thiếu cụ thể nên cơ quan nhà nước có thể trốn tránh nghĩa vụ của mình mà không bị xử lý.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 62)