- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp
2.5. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN
2.5. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN THÔNG TIN
Ở nước ta, trong thời gian chưa có Luật bảo đảm quyền được thông tin của công dân, các cơ quan Nhà nước đã ban hành các văn bản với giá trị pháp lý khác nhau để quy định việc công khai, minh bạch trong lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước. Do khoảng thời gian thực hiện một số văn bản chưa dài nên đánh giá kết quả thi hành luật bảo đảm quyền được thông tin của công dân chưa được tiến hành.
Do chưa được cụ thể hóa thành cơ chế bảo đảm, quyền thông tin của công dân chưa được thực thi một cách thống nhất, hiệu quả trong các lĩnh vực. Việc tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ vẫn khó khăn, biểu hiện rõ nhất là trên lĩnh vực đất đai, đền bù giải tỏa, dự án ưu đãi, các khoản tín dụng, cứu trợ thiên tai [18]… Vì thế, vẫn còn hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch trong cơ quan nhà nước, dẫn tới hiện tượng khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp. Một trong những nguyên nhân cần đề cập là những biểu hiện thiếu công khai, minh bạch về hoạt động của các cơ quan nhà nước, ảnh hưởng tới quyền được thông tin của người dân.
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật hiện hành đã thể chế hóa quyền được thông tin của công dân. Tuy nhiên, các quy định trong luật chuyên ngành thường đề cập đến trách nhiệm của cơ quan nhà nước về công khai, minh bạch; trách nhiệm cung cấp thông tin trong một số lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, do được bố trí trong các luật quy định về lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành nên vấn đề tiếp cận thông tin chỉ được đề cập với một mức độ nhất định. Có văn bản quy định phạm vi công khai thông tin nhưng lại không có hình thức công khai, hoặc có quy định về quyền yêu cầu
cung cấp thông tin nhưng không có trình tự, thủ tục, có quy định trách nhiệm cung cấp thông tin nhưng thiếu các bước thực hiện về chế tài đối với vi phạm. Cũng do được bố trí tại các văn bản khác nhau mà thiếu một cơ chế thống nhất trong tiếp cận thông tin, nhất là trình tự, thủ tục thực hiện và các điều kiện bảo đảm.
Quyền được thông tin của công dân bao hàm quyền được biết, quyền tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến thông tin chưa được hiểu thống nhất về mặt pháp lý. Cũng chưa có quy định chung về chủ thể có quyền tiếp cận thông tin. Các quy định pháp luật hiện hành mới đề cập từng nhóm chủ thể của quyền tiếp cận thông tin tùy theo từng lĩnh vực điều chỉnh.
Trên cơ sở đó, có thể kể ra ba nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự hạn chế trong việc tiếp cận thông tin như sau:
- Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin:
Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân còn chưa đạt được như quy định của pháp luật. Trên thực tế, việc công bố, công khai thông tin còn chậm và hình thức, thiếu hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, việc khai thác, tìm kiếm thông tin từ các cơ quan nhà nước thường bị gây phiền hà. Quyền làm chủ, quyền được thông tin của người dân có lúc, có nơi bị hạn chế, thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng.
Các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức chưa nhận thức được đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân cũng như trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp. Công khai, minh bạch, tiếp cận thông tin không chỉ tạo cơ sở để nhân dân giám sát đối với bộ máy nhà nước, việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức mà còn tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, nhân dân vào chủ trương, chính sách của Nhà nước.
- Nhu cầu được cung cấp thông tin của người dân rộng hơn các thông tin mà Nhà nước cung cấp:
Trên thực tế, Đối với những thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh, các thông tin không thuộc hồ sơ, tài liệu đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử mà chưa được công khai rộng rãi thì cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải cung cấp theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, do nhu cầu của công dân là rất lớn và đa dạng nên việc Nhà nước chủ động cung cấp thông tin là không thể đáp ứng hết được. Vì vậy, việc Nhà nước tiến hành cung cấp các thông tin theo yêu cầu của người dân (trong phạm vi thẩm quyền cho phép) là rất cần thiết.
- Tính hình thức trong việc thực hiện công bố, công khai thông tin:
Việc tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ vẫn còn khó khăn, dẫn tới tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan công quyền chưa được thực hiện, biểu hiện rõ nhất là trên lĩnh vực đất đai, đền bù giải tỏa, các dự án ưu đãi…Hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch trong cơ quan nhà nước vẫn còn phổ biến, dẫn đến khiếu kiện đông người kéo dài, khiếu kiện vượt cấp.
Việc công khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công việc làm ăn, sinh sống của doanh nghiệp, đến người dân không được đầy đủ, đồng bộ và không gắn liền với việc tuyên truyền rộng rãi, giải thích, giải đáp thắc mắc cụ thể để mọi người đều biết, đều hiểu được một cách cụ thể.
Một thực tế đáng phải suy nghĩ mà các doanh nghiệp Việt Nam đề cập đến nhiều lần, đó là thông tin đàm phán của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO. Với nhiều nước, những yêu cầu, đòi hỏi của doanh nghiệp nhanh chóng chuyển thành yêu cầu của quốc gia đó trên bàn đàm phán, thì đối với Việt Nam, những cam kết mở cửa thị trường, những thông tin trong quá trình đàm phán khác của đang dường như là những thông tin không thể tiếp cận đối với doanh nghiệp.
Công khai mà không minh bạch là nhận định của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia về cách thức lấy ý kiến văn bản pháp luật của nhiều cơ quan nhà nước hiện nay. Nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi về văn bản, chính sách từ doanh nghiệp, hiệp hội đối với cơ quan nhà nước như rơi vào khoảng không thinh lặng. Không phản hồi, không giải trình, không lập luận, không phản biện tại sao không tiếp thu từ chính cơ quan lấy ý kiến. Đây thường là cách thức lấy ý kiến cho đủ thủ tục, tỏ ra cầu thị mà không đạt mục tiêu như mong muốn là văn bản pháp luật cần phản ánh được và cân nhắc đầy đủ các quan điểm khác nhau trong xã hội.
- Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu còn phức tạp, phiền hà, do trình tự, thủ tục chưa được luật hoặc văn bản của Chính phủ quy định, nên việc cung cấp thông tin theo yêu cầu cá nhân, tổ chức còn phổ biến tình trạng gây khó khăn, phiền hà.
Thường người dân rất khó để tiếp cận những thông tin cần thiết. Kém minh bạch luôn đi kèm với nhũng nhiễu. Các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành, cơ quan chuyên về thống kê cũng chỉ có thói quen báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Thái độ không thiện chí trong cung cấp thông tin cũng phần nào xuất phát từ tình trạng thông tin gì cũng có thể dễ dàng quy là thông tin mật.
Những hiện tượng này cho thấy, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin của người dân, chưa quy định rạch ròi thông tin nào được phép cung cấp, thông tin nào không. Như vậy, chưa có khuôn khổ pháp lý để đẩy mạnh công khai, minh bạch, góp phần vào việc phát triển xã hội, chống tham nhũng. Thực tế cho thấy, việc công khai, cho phép được tiếp cận tất cả các thông tin về hoạch định chính sách pháp luật, về hoạt động của các cơ quan nhà nước, về chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch, định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế, các thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, các thủ tục hành chính cụ thể… là yêu cầu quan trọng. Để mọi người
dân, tổ chức có thể tiếp cận những thông tin này cần phải có cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền được thông tin của người dân, quy định rõ cơ chế bảo đảm quyền yêu cầu tiếp cận thông tin của người dân cũng như việc bảo đảm thực hiện tốt việc công khai thông tin thuận tiện cho người cần sử dụng. Cung cấp được các thông tin cơ bản, tin cậy để mọi công dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, sẽ khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước một cách chủ động, thực chất và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh… Thông tin phản hồi từ phía người dân sẽ giúp các cơ quan nhà nước cân nhắc, lựa chọn và đưa ra những chính sách, quyết định đúng đắn hơn, phù hợp với lòng dân hơn, tăng hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.
- Về thời hạn trả lời và cung cấp thông tin: việc cung cấp thông tin nhanh chóng, đúng thời hạn là một yêu cầu quan trọng, bởi sự trì hoãn cung cấp thông tin nhiều khi đồng nghĩa với việc từ chối cung cấp thông tin và nếu thông tin không được cung cấp nhanh chóng thì có nhiều khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của công dân.
Chương 3