QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 43 - 46)

- Tự do phổ biến thông tin, cá nhân, công dân có thông tin được quyền truyền đạt, chia sẻ quan điểm, thông tin mà mình đang nắm giữ cho

2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA VIỆT NAM

CỦA VIỆT NAM

Việt Nam chưa có luật riêng về tiếp cận thông tin, tuy nhiên nội dung, phạm vi các vấn đề cơ quan nhà nước có trách nhiệm công khai thông tin đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và theo cách liệt kê danh mục những vấn đề cần công khai, ngay tại chính các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Pháp lệnh dân chủ cơ sở năm 2007, tại Điều 5 liệt kê 10 lĩnh vực chính quyền địa phương phải công khai để dân biết, bao gồm:

(1) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã; (2) Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực

hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; (3) Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; (4) Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp; (5) Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế; (6) Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã; (7) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; (8) Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này; (9) Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu; (10) Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện; (11) Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết [69].

- Luật Kế toán năm 2003 quy định công khai báo cáo tài chính;

- Luật Kiểm toán năm 2005 quy định: "Công khai báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán"

- Nghị định số 90/2006 ngày 13 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền công bố công khai danh mục các dự án phát triển nhà ở thương mại trong từng thời kỳ trên phạm vi địa bàn...để người dân có điều kiện được tiếp cận.

- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và hiện nay là Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 4/8 tại kỳ họp thứ nhất và có hiệu lực kể từ ngày công bố (17/8/2007). (Điều 11) quy định: "Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch bảo đảm công bằng, dân chủ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ" [58].

Các điều từ 13 đến 30 quy định 18 nội dung các lĩnh vực, cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ công quyền phải công khai là:

(1) Công khai, minh bạch trong lĩnh vực mua sắm công và xây dựng cơ bản; (2) Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; (3) Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước; (4) Công khai, minh bạch trong việc huy động và quản lý sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; (5) Công khai, minh bạch trong việc quản lý sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ; (6) Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước; (7) Công khai, minh bạch trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; (8) Công khai, minh bạch trong kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước; (9) Công khai, minh bạch trong quản lý sử dụng đất; (10) Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở; (11) Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục; (12) Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế; (13) Công khai, minh bạch trong khoa học công nghệ; (14) Công khai, minh bạch

trong lĩnh vực thể dục, thể thao; (15) Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán nhà nước; (16) Công khai, minh bạch trong giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân; (17) Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp; (18) Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ [58].

Báo cáo hàng năm về kết quả công tác đấu tranh chống tham nhũng cũng phải được công khai (Điều 33).

- Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 (Điều 6) xác địnhcác lĩnh vực công khai bao gồm:

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)