CHÍNH SÁCH BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA ĐẢNG TA

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 41)

- Tự do phổ biến thông tin, cá nhân, công dân có thông tin được quyền truyền đạt, chia sẻ quan điểm, thông tin mà mình đang nắm giữ cho

2.1. CHÍNH SÁCH BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA ĐẢNG TA

ĐẢNG TA

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã xác định: xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đối với các chủ trương, chính sách lớn của đảng và Nhà nước như một phương hướng để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định [22].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), tại Phần "Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế" đã xác định nhiệm vụ:

Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức. Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia [23].

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: "Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng" [23].

Về việc nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, văn kiện Đại hội nêu: Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình

đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương. Để tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, Đại hội yêu cầu:

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân, thông qua các đại diện trực tiếp và gián tiếp đối với đảng viên, công chức, cơ quan, đơn vị. Bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước [24]. Hiến pháp Việt Nam nhấn mạnh bản chất và mục tiêu của Nhà nước là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

Về quyền của công dân, Hiến pháp khẳng định nguyên tắc:

Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân [35]. Điều 69 của Hiến pháp ghi nhận quyền được thông tin của công dân. Một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước là bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, quyền tham gia của cá nhân, tổ chức vào hoạt động quản lý nhà nước. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương là tập trung dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trên cơ sở nguyên tắc đó, Luật xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quy định biện pháp bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và của Ủy ban nhân dân trong

việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Xuất phát từ ý nghĩa của hoạt động xây dựng thể chế, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nguyên tắc bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước. Luật cũng quy định thủ tục lấy ý kiến đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các hình thức lấy ý kiến và trách nhiệm tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến (Điều 35). Về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, Luật năm 2008 nhấn mạnh: văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo và văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp Luật định (Điều 78).

Luật Phòng, chống tham nhũng đưa ra nguyên tắc: Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật (Điều 4). Luật cũng quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị như một biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)