CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 53 - 60)

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp

2.3.CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

THÔNG TIN

Các hình thức công khai thông tin và cách thức cung cấp thông tin

Nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành cho thấy, tùy thuộc vào nội dung, tính chất của vấn đề mà hình thức công khai có thể khác nhau; tuy nhiên hình thức phổ biến là: Đăng công báo (đó là bắt buộc đối với các văn bản quy phạm pháp luật); qua các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết tại trụ sở, cơ quan nhà nước; công bố cuộc họp; phát hành ấn phẩm; đưa lên mạng điện tử của cơ quan; thông báo bằng văn bản; hay thông qua người phát ngôn chính thức của cơ quan, đơn vị...

- Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở xác định hình thức công khai thông tin như sau:

a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân. Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai trên đây [69].

- Các hình thức công khai thông tin theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (Điều 12) là:

a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; b) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; d) Phát hành ấn phẩm; đ) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; e) Đưa lên trang thông tin điện tử; g) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân [58].

Luật còn quy định rõ, ngoài những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai.

- Tại Luật bảo vệ môi trường 2005, các hình thức công khai không được quy định cụ thể, mà quy định chung rằng: Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin; Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai (Khoản 2 Điều 104).

- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Điều 6) quy định, các hình thức công khai bao gồm: "a) Phát hành ấn phẩm; b) Thông báo trên các thức công khai bao gồm: "a) Phát hành ấn phẩm; b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin điện tử; c) Công bố trong kỳ họp hằng năm; niêm yết tại trụ sở làm việc và gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức có liên quan" [51].

Khoản 3, còn quy định: "Chính phủ quy định các lĩnh vực khác cần công khai không thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn thực hiện công khai trong các lĩnh vực; quy định việc công khai quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân" [51].

- Luật Kế toán quy định các hình thức công khai được thực hiện như:

"a) Phát hành ấn phẩm; b) Thông báo bằng văn bản; c) Niêm yết; và d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 33)" [41].

Ngoài việc quy định các hình thức công khai, Luật Kế toán còn quy định rõ về thời hạn công khai, theo đó đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt; Đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền duyệt; Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định ngoài việc đăng trên công báo, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, được niêm yết tại trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải được gửi đến các cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp, các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan ở địa phương chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

- Bên cạnh các hình thức công khai thông tin như trên, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí còn quy định: "Các cơ quan nhà nước thực hiện việc cung cấp thông tin cho báo chí thông qua người phát ngôn" (Điều 2).

Người phát ngôn có thể là người đứng đầu cơ quan hoặc là người được người đứng đầu cơ quan giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Họ tên và chức vụ người phát ngôn của cơ quan phải được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí [17].

Khoản 2 Điều này quy định, trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình phát ngôn hoặc phối hợp cùng người phát ngôn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao. Điều 5 Quy chế quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của người phát

ngôn, theo đó, người phát ngôn được nhân danh, đại diện cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; chỉ những thông tin do người phát ngôn cung cấp mới được coi là thông tin chính thống của cơ quan hành chính nhà nước.

Người phát ngôn có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí và để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật (Khoản 2).

Về mặt nghĩa vụ, theo Khoản 4 Điều này, người phát ngôn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí. Trong trường hợp người phát ngôn không phải là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước thì còn phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về tính chính xác, tính trung thực của nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.

Khoản 2 Điều này quy định, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, thông qua các hình thức:

a) Hàng tháng hoặc ít nhất 3 tháng một lần cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí trên trang tin điện tử của cơ quan mình; b) Ít nhất 6 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Việc tổ chức họp báo thực hiện theo quy định hiện hành; c) Khi thấy cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban hàng tuần do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện; d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Trang tin điện tử của Chính phủ [17].

Thực hiện quyền yêu cầu cung cấp thông tin và trách nhiệm, thời hạn cơ quan công quyền phải cung cấp, trả lời

- Luật phòng, chống tham nhũng quy định quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức và cá nhân tại Điều 31, 32. Theo đó, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đó được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Công dân có quyền yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, người được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đó được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết và nêu rõ lý do.

- Luật bảo vệ môi trường 2005 (Điều 103) quy định:

(1) Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách

nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; (2) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết; (3). Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu; (4). Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thống kê ở trung ương thông tin về môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý [47].

- Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Điều 12) quy định trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm của các bộ, cơ quan nhà nước có liên quan và cơ quan thông tin đại chúng. Theo đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1). Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; (2). Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp chính xác và kịp thời thông tin về bệnh truyền nhiễm; (3). Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, lồng ghép chương trình phòng, chống bệnh truyền nhiễm với các chương trình thông tin, truyền thông khác; (4). Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì,

phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung giáo dục phòng, chống bệnh truyền nhiễm kết hợp với các nội dung giáo dục khác; (5). Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho nhân dân địa phương; (6). Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng để thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên các phương tiện thông tin đại chúng không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ [57].

- Luật đa dạng sinh học năm 2008 quy định về việc công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước:

(1). Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm công bố quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan công bố quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan [60,Điều 11].

Điều 15 quy định về việc công bố, tổ chức thực hiện quy hoa ̣ch bảo tồn đa da ̣ng sinh ho ̣c c ủa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

(1). Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan; (2). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chứ c thực hiê ̣n quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [60].

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 53 - 60)