Nội dung của quyền tiếp cận thông tin theo một số văn kiện pháp lý quốc tế

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 29 - 32)

pháp lý quốc tế

Xem xét các quy định liên quan đến quyền tiếp cận thông tin cho thấy, quyền tiếp cận thông tin hay quyền tự do thông tin có phạm vi rộng, liên quan chặt chẽ với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Điều 19, Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền năm 1948 quy định:

"Mọi người có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp, và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào và không có biên giới" [26].

Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện thông tin đại chúng khác, tùy theo sự lựa chọn của họ [26]. Điều 13 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định:

Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng ở mọi lĩnh vực, bằng lời nói, văn bản viết tay hoặc bản in, hay dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn [6].

Như vậy, cả Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về quyền trẻ em đều đề cập khá rõ nội hàm của quyền tiếp cận thông tin, bao gồm: tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, quyền tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp.

Bên cạnh các quy định trên, nội dung quyền tiếp cận thông tin còn được làm rõ trong một số văn kiện nhân quyền khu vực như Điều 10 (1) của Công ước Nhân quyền Châu Âu, Điều 13(1) của Công ước Nhân quyền Châu Mỹ và trong bản Tuyên bố liên Mỹ về các nguyên tắc của tự do bày tỏ ý kiến, Nguyên tắc 2 quy định:

Mọi người có quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và quan điểm một cách tự do theo quy định tại Điều 13 của Công ước Nhân quyền Châu Mỹ. Mọi người được có cơ hội bình đẳng để tiếp nhận, tìm kiếm và phổ biến thông tin bằng mọi hình thức tuyên truyền mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì lý do chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm

chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, địa vị kinh tế, nơi sinh hay bất kỳ điều kiện xã hội nào khác [73].

Nghiên cứu quy định trong các văn kiện nhân quyền khu vực, quyền tiếp cận thông tin cũng nằm trong khái niệm quyền tự do ngôn luận như quy định tại Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Công ước đã quy định nội hàm khái niệm "quyền tự do ngôn luận bao hàm cả quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin".

Tuyên bố về Nguyên tắc: Xây dựng xã hội Thông tin: một thách thức toàn cầu trong thiên niên kỷ mới, đã khẳng định: nền tảng thiết yếu của xã hội thông tin như đã được quy định trong Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới với bốn thành tố là: quyền tự do giữ quan điểm không bị sự can thiệp; quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến. Và truyền thông là một quá trình xã hội cơ bản, nhu cầu thiết yếu của con người, là nền tảng của tất cả tổ chức xã hội, mà trung tâm là xã hội thông tin. Mọi người, ở bất kỳ đâu phải có cơ hội được tham gia và không ai bị loại ra khỏi lợi ích của xã hội thông tin [71].

Như vậy, quyền tiếp cận thông tin có nội dung rộng và để thực hiện quyền này, cá nhân có quyền tự do tìm kiếm; tự do tiếp nhận và tự do phổ biến thông tin.

- Tự do tìm kiếm thông tin, thể hiện tính chủ động hơn là bị động của

mỗi cá nhân để có được thông tin cần thiết mà cá nhân, công dân quan tâm. Cá nhân, công dân có quyền yêu cầu, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị nắm giữ thông tin công, có nghĩa vụ cung cấp thông tin đó cho mình.

- Tự do tiếp nhận thông tin, cá nhân, công dân được nhận thông tin

qua các kênh khác nhau (các phương tiện thông tin đại chúng như các loại hình báo chí: báo nói, báo viết, báo hình, báo điện tử...) và trách nhiệm nhà nước là thường xuyên tổ chức cung cấp thông tin định kỳ mà nhà nước nắm giữ để cho công chúng biết, kể cả khi công dân không có yêu cầu.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)