- Bệnh tim (đau thắt ngực, suy tim sung huyết): Chức năng phổi bất thường,
4.3.4. Nội soi dạ dày-thực quản
Qua nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.24) cho thấy nhóm bệnh nhân > 60 tuổi mắc các bệnh về dạ dày thực quản (75,7%) cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (37,5%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trong khi cả hai nhóm bệnh nhân có tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn cả (nhóm bệnh nhân < 60 tuổi: 34,4%; nhóm bệnh nhân > 60 tuổi: 48,5%), thì bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có tỷ lệ mắc ở nhóm bệnh nhân cao tuổi cao hơn (21,2%) so với nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (3,1%) và bệnh u dạ dày thực quản, bệnh nấm thực quản chỉ gặp ở nhóm bệnh nhân > 60 tuổi. Có sự khác biệt giữa hai nhóm có thể là do quá trình lão hóa của các cơ quan trong cơ thể theo tuổi và quá trình lão hóa của hệ thống miễn dịch làm cho bệnh nhân cao tuổi bị mắc các bệnh đường tiêu hóa cao hơn và chịu tác dụng phụ của thuốc điều trị nhiều hơn như Corticoid.
4.3.5. Sự thay đổi chức năng hô hấp trước và sau khi làm test hồi
phục phế quản
Kết quả chức năng hô hấp phụ thuộc vào tuổi, giới, chiều cao, cân nặng và mức độ tổn thương của phổi. Các chỉ số quan trọng đánh giá rối loạn thông khí tắc nghẽn và đánh giá mức độ hồi phục của sự tắc nghẽn là FVC,
FEV1, PEF. 100% bệnh nhân ở hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi được đo chức năng hô hấp và làm test hồi phục phế quản có kết quả dương tính. Dựa vào kết quả (bảng 3.25) cho thấy giá trị thay đổi trung bình trước và sau khi làm test hồi phục phế quản của FVC, FEV1, PEF ở hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa thống kê. Sự thay đổi các chỉ số của nhóm bệnh nhân cao tuổi ít hơn so với nhóm bệnh nhân < 60 tuổi (giá trị thay đổi trung bình của nhóm bệnh nhân < 60 tuổi: FVC là 0,29 + 0,15, FEV1 là 0,34 + 0,08, PEF là 0,83 + 0,54; giá trị thay đổi trung bình của nhóm bệnh nhân > 60 tuổi: FVC là 0,19 + 0,12, FEV1 là 0,28 + 0,1, PEF là 0,46 + 0,22). Kết quả cho thấy sự hồi phục phế quản với thuốc kích thích β2 tác dụng nhanh ở nhóm bệnh nhân cao tuổi là chậm hơn và ít hơn so với nhóm bệnh nhân < 60 tuổi, hậu quả của sự suy giảm số lượng các thụ thể β adrenecgic trên cơ trơn đường hô hấp được mô tả với quá trình lão hóa. Hoặc do bệnh nhân cao tuổi sự tắc nghẽn đường hô hấp một số hồi phục không hoàn toàn do có thể bước đầu kết hợp với bệnh COPD. Điều đó cũng lý giải tại sao bệnh nhân HPQ cao tuổi kém đáp ứng điều trị với các thuốc giãn phế quản hơn bệnh nhân ít tuổi.