ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Địa điể m nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh HPQ ở người cao tuổi điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 122011 –72012 (Trang 40)

Tiến hành nghiên cứu tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai.

2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 12/2011 đến tháng 7/2012.

2.3. Đối tượng nghiên cứu

2.3.1. Tiêu chun la chn bnh nhân:

Bệnh nhân được chẩn đoán HPQ theo hướng dẫn của GINA 2009 với các triệu chứng:

- Ho

- Khò khè

- Nặng ngực

- Khó thở tái đi tái lại nhiều lần, nặng về đêm và sáng sớm

- Tiền sử bản thân và gia đình mắc các bệnh dị ứng khác

- Các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng kèm theo

- Được đo chức năng hô hấp và làm test phục hồi phế quản

2.3.2. Tiêu chun loi tr:

- Bệnh nhân không được chẩn đoán là HPQ

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Bệnh nhân > 60 tuổi có test phục hồi phế quản âm tính.

- Bệnh nhân đã có mặt trong nghiên cứu ở lần vào viện trước.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.Chn mu:

Bệnh nhân trong diện nghiên cứu được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm chứng (n=32): Bệnh nhân dưới 60 tuổi được chẩn đoán HPQ.

- Nhóm nghiên cứu(n=33): Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán HPQ (có test phục hồi phế quản dương tính)

Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

2.4.3. Các bước thu thp s liu:

Các bệnh nhân khi được nhập viện sẽ được hỏi kỹ tiền sử, thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm.

Phần hành chính: tuổi, giới, nghề nghiệp Hỏi tiền sử:

- Tiền sử bản thân:

 Số năm bị HPQ

 Mùa nào hay xuất hiện cơn hen

 Các yếu tố gây khởi phát cơn hen

 Các bệnh dị ứng

 Các bệnh khác kèm theo

 Thuốc điều trị dự phòng hen đã dùng

- Tiền sử gia đình:

 Có liên quan tới bệnh HPQ

 Các bệnh dị ứng

Khám lâm sàng : phát hiện và đánh giá mức độ nặng của các triệu chứng

- Triệu chứng cơ năng:

 Khò khè  Khó thở  Nặng ngực  Khạc đờm - Triệu chứng thực thể:  Nhịp thở  Tần số mạch  Mạch đảo  Tiếng rít phổi

 Co kéo các cơ hô hấp phụ

 Phân loại mức độ nặng cơn hen khi vào viện Cận lâm sàng:

 Công thức máu

 Sinh hóa máu

 Khí máu

 Test phục hồi phế quản

 Định lượng IgE toàn phần

 Chụp X-Quang phổi

 Chụp CT ngực

 Chụp Hirt và Blondeau.

 Nội soi tai mũi họng.

 Nội soi dạ dày, thực quản.

2.5. Xử lý số liệu:

Các số liệu được xử lý bằng phương pháp toán thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0

2.6. Kỹ thuật khống chế sai số:

- Thiết kế bệnh án nghiên cứu chi tiết.

- Khai thác kỹ tiền sử.

2.7. Khía cạnh đạo đức của đề tài:

- Chúng tôi tiến hành đề tài tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý của Trung tâm và Bệnh viện.

- Chỉ tiến hành nghiên cứu khi được sự đồng ý tự nguyện hợp tác của các bệnh nhân trong diện nghiên cứu, bệnh nhân có thể rút lui khỏi nghiên cứu khi không muốn tham gia.

- Đây là nghiên cứu mô tả, không có can thiệp do đó không ảnh hưởng đến tiến độ điều trị của bệnh nhân.

- Chúng tôi cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, đảm bảo giữ bí mật thông tin về bệnh nhân.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Đặc điểm người bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh HPQ ở người cao tuổi điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 122011 –72012 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w