CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1.3. Thời gian bị HPQ
4.1.3.1. Tuổi khởi phát bệnh
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng (3.3) cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu về tuổi khởi phát bệnh HPQ. Nhóm bệnh nhân > 60 tuổi có tuổi khởi phát bệnh muộn hơn với tuổi khởi phát bệnh trung bình là 53,36 + 14,3 (tử 60 – 85 tuổi), còn ở nhóm bệnh nhân < 60 tuổi có tuổi khởi phát bệnh trung bình là 31 + 15,84 (từ 19 – 59 tuổi). Ở người cao tuổi hen khởi phát muộn thường ít liên quan tới yếu tố dị ứng mà liên quan tới tác nhân gây nhiễm trùng (hen nội sinh). Điều đó thể hiện có tăng bạch cầu trung tính trong máu ngoại vi và trong đờm của bệnh nhân. Bệnh nhân HPQ cao tuổi khởi phát bệnh hen muộn không phải hiếm gặp trong thực hành lâm sàng tuy nhiên thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với COPD. Như vậy, việc sàng lọc tình trạng khởi phát hen phế quản muộn ở người già là cần thiết trong thực hành lâm sàng để có biện pháp tiếp cận đúng đắn hơn trong điều trị và kiểm soát
4.1.3.2. Thời gian mắc bệnh
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.4) cho thấy không có sự khác biệt về thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu (nhóm < 60 tuổi có thời gian mắc bệnh trung bình: 12,22 + 11,58; nhóm > 60 tuổi có thời gian mắc bệnh trung bình: 15,52 + 13,68). Đa số bệnh nhân ở cả hai nhóm có thời gian mắc bệnh từ 5 đến 20 năm.
Ở nhóm bệnh nhân > 60 tuổi theo nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh trung bình thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Vũ Minh
Điền là 34,6 năm [36]. Dựa vào so sánh con số kết quả nghiên cứu trên có thể dự đoán rằng số lượng bệnh nhân HPQ cao tuổi khởi phát bệnh hen muộn có xu hướng ngày càng tăng.