- Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao phòng KTKT nội bộ
2.3.2. Công tác thẩm định tình hình TCDN tại PGD VPBank
Khách hàng khi vay vốn tại VPBank phải cung cấp các báo cáo tài chính được lập trong 3 năm gần nhất và phương án sử dụng vốn vay. Sau khi tiếp xúc trao đổi với khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hàng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC và các nguồn thông tin khác để đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng.
2.3.2.1. Thẩm định phương án kinh doanh
Trong hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, PGD VPBank đòi hỏi phải cung cấp phương án kinh doanh. Đầu tiên cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh (tính khả quan và hiệu quả của dự án). Qua tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá về
khả năng tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ của phương án trong hiện tại và tương lai, đánh giá về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm do phương án nêu ra. Đây là công việc cần thiết vì phương án có hiệu quả hay không có tính quyết định đến khả năng trả nợ cho ngân hàng trong tương lai. Hiệu quả của phương án thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận của phương án, kết hợp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ của phương án, cán bộ tín dụng sẽ xác định được nguồn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng phải xác định nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp xem có phù hợp hay không. Nhu cầu vốn vay được xác định khác nhau tùy thuộc vào loại hình tín dụng mà doanh nghiệp xin tài trợ. Dựa vào đặc điểm của từng loại hình tín dụng, có thể xác định một số nhu cầu vốn của doanh nghiệp như sau:
* Đối với cho vay trực tiếp từng lần:
Nhu cầu vốn vay = Nhu cầu vốn để - vốn tự có - vốn tự huy động * Đối với cho vay theo hạn mức:
Hạn mức tín dụng = Tổng chi phí SXKD/ số vòng quay VLĐ
Tổng chi phí SXKD = Chi phí dự trữ NVL + chi phí sản xuất dở dang + thành phẩm tồn kho bình quân + chi phí bình quân khác
Vòng quay VLĐ = 365/ số ngày BQ của chu kỳ kinh doanh Chu kỳ kinh
doanh =
Thời gian quay vòng hàng tồn kho +
Thời gian quay vòng khoản phải thu
Mức cho vay tối đa =
Nhu cầu vốn thực hiện dự án -
vốn tự có tham
Qua những phân tích trên, nhân viên A/O cần đưa ra đánh giá chung về nhu cầu vay của khách hàng xem có hợp lý không, thời hạn cho vay là bao nhiêu, và việc cho vay có phù hợp với các quy định của VPBank hay không.
2.3.2.2. Phân tích thực lực tài chính
a. Đánh giá khái quát tình hình TCDN
Nhân viên A/O sẽ phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
* Phân tích trên bảng cân đối kế toán: Nhân viên A/O sẽ chú trọng đến các khoản mục như tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, TSCĐ ở bên phần tài sản và các khoản mục : nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu bên phần nguồn vốn.
- Tài sản:
+ Tiền trong quỹ ( tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trong két): một lượng tiền hợp lý trong két sẽ thể hiện không chỉ năng lực quản lý của doanh nghiệp mà còn thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp đó. Nhân viên A/O sẽ làm rõ xem lượng tiền tại quỹ còn nhiều hay ít, có hợp lý hay không và các nguyên nhân gây ra tình trạng đó.
+ Các khoản phải thu thể hiện số tiền mà doanh nghiệp chưa thu về được sau khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. Nếu số lượng các khoản phải thu này lớn sẽ thể hiện vốn của doanh nghiệp bị bạn hàng chiếm dụng hoặc không trả, dẫn đến việc không thể đầu tư thêm cho sản xuất kinh doanh hoặc các khoản tiền chi trả đến hạn như trả lương nhân viên, chi trả NVL. Nếu khoản phải thu nhỏ thì thể hiện năng lực quản lý của doanh nghiệp là tốt. Các khoản phải thu là phần tài sản luôn có khả năng chuyển đổi thành tiền gửi hoặc tiền mặt, hoặc cũng có thể là một nguồn đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nhân viên A/O sẽ làm rõ cơ cấu của các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn, mức độ an toàn của các khoản phải thu, cũng như thời hạn của các khoản phải thu,
qua đó sẽ đánh giá được khả năng tồn tại, năng lực hoạt động của doanh nghiệp.
+ Hàng tồn kho: thể hiện một phần giá trị tài sản của doanh nghiệp chưa được đi vào lưu thông. Đây là nhân tố góp phần trong việc đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Nhân viên A/O sẽ kiểm tra về cơ cấu các khoản mục trong hàng tồn kho: nguyên vật liệu, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm, kiểm tra năng lực hoạt động của doanh nghiệp thông qua kiểm tra về số lượng hàng tồn kho và tốc độ luân chuyển của nó, thời hạn chuyển đổi thành tiền của nó. Nhân viên A/O cần kiểm tra các khoản mục này kỹ càng trong cả sổ sách và thực tế kho bãi, qua đó để tìm ra nguồn gốc của các con số cũng như tác động của nó đến tình hình TCDN.
- Nguồn vốn:
+ Các khoản nợ: Nếu khoản cho vay của ngân hàng là ngắn hạn thì các khoản nợ đến hạn và các khoản mục trong tài sản ngắn hạn ( nguồn đảm bảo cho việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn) là những yếu tố mà ngân hàng cần xem xét, đánh giá, nó tạo nên tính quyết định của ngân hàng. Đặc biệt, trong nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả. Các khoản phải trả lớn hay nhỏ sẽ thể hiện doanh nghiệp có uy tín hay không, hoặc doanh nghiệp có đang gặp rắc rối trong vấn đề tài chính hay không. Các khoản phải trả này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, vì vậy nhân viên A/O cần làm rõ khoản mục này. Bên cạnh đó nhân viên A/O cần nghiên cứu vị trí của VPBank trong danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, nếu đứng ở vị trí hàng đầu thì điều đó cho biết sẽ dễ dàng thu được nợ hơn các chủ nợ khác.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Nhân viên A/O sẽ đối chiếu nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp với mức vốn pháp định đối với các nghành nghề kinh doanh của khách hàng xem đảm bảo không. Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện năng lực tài
chính của doanh nghiệp, khả năng tự tài trợ cho các dự án,... Nhân viên A/O sẽ thông qua đó để xác định mức độ an toàn cho khoản vay của doanh nghiệp. * Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: Nhân viên A/O sẽ quan tâm đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ sẽ xem xét quy mô doanh thu và chi phí là lớn hay nhỏ, tốc độ tăng trưởng, từ đó đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Lợi nhuận có tính quyết định đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, vì vậy nhân viên A/O luôn coi trọng việc xem xét báo cáo kết quả kinh doanh.
* Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền của doanh nghiệp, được xác định trong một thời kỳ nhất định, nó phản ánh khả năng chi trả của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhân viên A/O sẽ đánh giá và dự báo mức ngân quỹ của doanh nghiệp trong thời gian tới, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bởi lẽ, không phải lượng tiền doanh nghiệp hiện tại hay lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, mà nhân tố quyết định tới khả năng chi trả của doanh nghiệp chính là dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai, do vậy, nhân viên A/O phải quan tâm tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Như vậy, bảng cân đối kế toán được sử dụng để phân tích, đánh giá chủ yếu về năng lực tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh dùng để đánh giá năng lực hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nhân viên A/O sẽ tiến hành phân tích đánh giá ba chỉ tiêu trên cùng với mối liên hệ với các chỉ tiêu khác để có cái nhìn tổng quát, thực tế hơn về năng lực của doanh nghiệp.
b. Phân tích các hệ số tài chính.
doanh nghiệp, nhân viên A/O sẽ tiến hành tính toán và phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp theo 4 nhóm chỉ tiêu: hệ số phản ánh khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lãi. Việc phân tích các chỉ tiêu này được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng do hội đồng quản trị ban hành ngày 28/10/2003. Các chỉ tiêu đó được xác định như sau:
Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong phân tích tình hình TCDN tại VPBank
Chỉ tiêu Công thức xác định Tiêu chuẩn của VPBank
I. Hệ sô khả năng thanh toán
1. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn
TSLĐ/ Nợ ngắn hạn ≈ 1
2. Tỷ suất thanh toán tức thời
(TSLĐ- HTK)/ Nợ ngắn hạn ≈ 0.5
II. Hệ số khả năng hoạt động
Tùy theo ngành nghề, quy mô của DN và những điều kiện cụ thể khác mà VPBank lựa chọn hệ số phù hợp để phân tích, cũng như áp dụng tiêu chuẩn đánh giá riêng.
1. Vòng quay tổng tài sản DT thuần/ Tổng tài sản 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ DT thuẩn/ TSCĐ
3. Vòng quay khoản phải thu
DT thuần/ khoản phải thu
4. Kỳ thu tiền BQ Khoản phải thu*365/DT thuần 5. Vòng quay HTK DT thuần/ HTK
III. Hệ số khả năng cân đối vốn
1. Hệ số nợ Tổng nợ/Tổng tài sản ≈ 0.7 2. Tỷ suất tự tài trợ VCSH/ Tổng tài sản ≥ 0.3 3. Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn/ tổng dư nợ 0
IV. Hệ số khả năng sinh lãi Thông thường, VPBank đánh giá các hệ số này càng cao càng tốt.
1. ROE TN sau thuế/ VCSH
2.ROA TN sau thuế/ Tổng tài sản 3. DT thuần/VCSH DT thuần/ VCSH
4. LN trước thuế/ DT thuần LN trước thuế/ DT thuần
( Nguồn: Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng VPBank, ngày 28/10/2003)
Qua quá trình hoạt động và tìm hiểu khách hàng, VPBank nói chung và PGD nói riêng cũng đã xây dựng cho mình tiêu chuẩn đánh giá riêng phù hợp với chính sách của ngân hàng, cũng như phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế. Sau khi tính toán các hệ số đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp trên từng mặt, nhân viên A/O sẽ so sánh với các tiêu chuẩn của VPBank để đánh giá năng lực tài chính khách hàng một cách cụ thể, toàn diện. Kết hợp với kết quả đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trên, nhân viên A/O sẽ đưa ra những nhận xét chung nhất về tình hình TCDN qua quá trình phân tích TCDN. Cuối cùng nhân viên A/O sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
2.3.2.3. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Để phục vụ cho quá trình phân tích, VPBank cũng đã đưa ra một hệ thống chấm điểm tín dụng dựa theo tiêu thức ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, phân loại theo loại hình báo cáo tài chính và không có kiểm toán.
các báo cáo tài chính. Để củng cố cho việc phân tích, nhân viên A/O dựa vào phiếu xếp hạng tín dụng để đưa ra kết quả xếp hạng rủi ro, từ đó kết hợp với kết quả xếp hạng TSĐB để đửaa đánh giá tín dụng kết hợp. Dưới đây là mẫu phiếu xếp hạng tín dụng trong phân tích TCDN của VPBank:
( nguồn: tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng tại VPBank)
VPBANK