- Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao phòng KTKT nội bộ
9. số lượng đối thủ cạnh tranh TỔNG CỘNG ĐIỂM
3.3.2. Đối với Chính Phủ, Bộ Tài Chính và các cơ quan liên quan
- Kiến nghị với Chính Phủ: Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp còn e ngại việc công khai thông tin tài chính do nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng chưa có các tổ chức chuyên nghiệp cung cấp các thông tin tài chính. Do vậy, Chính Phủ cần có các quy định, chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện công tác kiểm toán độc lập, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời công khai các báo cáo tài chính. Giải pháp này cũng tạo cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu trung bình nghành, qua đó tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện phương pháp so sánh theo không gian, hoàn thiện hơn trong việc thẩm định tình hình TCDN.
- Kiến nghị với Bộ Tài Chính: Bộ Tài Chính cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, thống kê và lập các báo cáo tài chính theo đúng quy định. Cần phải củng cố việc tăng cường quản lý, giám sát tổ chức thực hiện đối với các doanh nghiệp để đảm bảo hướng các doanh nghiệp quen dần với cách thức thực hiện công việc một cách khoa học. Bên cạnh đó, bộ tài chính phải phối hợp với tổng cục thống kê để cung cấp các thông tin tổng quan về doanh nghiệp, xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình nghành, làm cơ sở cho việc thẩm định TCDN; phối hợp với kiểm toán nhà nước để sửa đổi, hoàn thiện hơn công tác kiểm toán, tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay
- Với các cơ quan khác như Bộ chủ quản, các cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường, môi trường, các ngân hàng khác,... cần có sự hợp tác tích cực hơn với VPBank trong việc cung cấp thông tin. Như vậy có thể giúp cho VPBank có thêm nguồn thông tin sử dụng cho quá trình phân tích, thẩm định, nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý của mình đối với các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định tình hình TCDN nói riêng trong hoạt động tín dụng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi ngân hàng. Qua việc thẩm định đó sẽ giúp ngân hàng có những nhận xét, đánh giá chính xác về thực lực tài chính của doanh nghiệp xin vay vốn, trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ ra các quyết định tín dụng hợp lý, đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Qua việc nghiên cứu chất lượng thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng tại PGD Tôn Đức Thắng thuộc chi nhánh VPBank Hà Nội, những vấn đề mang tính lý thuyết về chất lượng thẩm định cũng như thực trạng của vấn đề này được hiểu rõ hơn. Trên cơ sở đó, một số giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định đã được đề xuất. Các giải pháp này đòi hỏi ngân hàng thực hiện một cách đồng bộ và theo đúng quy định của Nhà nước. Rất hy vọng rằng, những giải pháp được đưa ra sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng thẩm định tình hình TCDN tại VPBank nói chung và PGD Tôn Đức Thắng nói riêng.
Mặc dù có nhiều cố gắng song những vấn đề nêu ra khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có được sự góp ý, sửa chữa của các thầy cô, cán bộ nhân viên trong ngành và các bạn.