Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng tại PGD Tôn Đức Thắng- VPBank Hà Nội (Trang 41)

- Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao phòng KTKT nội bộ

9. số lượng đối thủ cạnh tranh TỔNG CỘNG ĐIỂM

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

- Quy mô cho vay còn hạn chế: Do là PGD có quy mô vừa và nhỏ, nằm trên địa bàn có nhiều hệ thống các ngân hàng khác nên phải chịu cạnh tranh gay gắt về thị phần. Doanh số cho vay bị giới hạn bởi mức tín dụng hay phải phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn huy động được. Chưa tiếp cận được với các khoản vay lớn và đối tượng khách hàng chủ yếu vẫn là các khách hàng nằm trên địa bàn và khách hàng truyền thống. Ngân hàng sẽ không có khả năng đa dạng hóa các khoản cho vay và đối tượng cho vay, đặc biệt là khả năng tiếp cận với các khoản vay của các dự án lớn là hoàn toàn không có. Vì vậy nó không những làm giảm doanh thu của PGD mà còn tăng tính rủi ro khi một số khoản vay phát sinh bất trắc ngoài dự kiến.

- Sản phẩm cho vay chưa đa dạng: Sản phẩm cho vay chỉ dừng lại ở mức chung, chưa có sản phẩm mang nét riêng. Vì vậy số lượng khách hàng biết đến các sản phẩm của ngân hàng chưa cao. Mặc dù đã có sự đa dạng hóa bằng 4 sản phẩm chủ lực là: cho vay mua, sửa chữa xây dựng nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học và cho vay tiêu dùng, nhưng trên thực tế, khách hàng chỉ biết đến việc cho vay mua xây dựng nhà, mua ô tô, còn những sản phẩm khác ít được biết đến.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của PGD chưa đến mức đáng lo, nhưng nợ quá hạn làm giảm tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Thực chất lượng nợ quá hạn của PGD là do nợ từ năm trước chưa xử lý hoặc xử lý còn chậm.

- Công tác thu hút khách hàng của PGD còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào công tác quảng cáo thương hiệu của ngân hàng VPBank,... còn việc vận dụng

marketing nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, quan tâm đến khách hàng vẫn do cán bộ tín dụng đảm nhận. PGD chưa có những biện pháp để có thể lôi kéo khách hàng, dẫn đến việc có thể bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách hàng.

- Phương pháp phân tích chưa có sự nâng cao, khai thác triệt để: Ngoài phương pháp phân tích theo quy định chung của VPBank, phương pháp phân tích so sánh theo không gian, phương pháp phân tích DUPONT chưa được sử dụng nhiều. Đây là những phương pháp giúp nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xấu tốt trong hoạt động của doanh nghiệp, hoặc tình trạng phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp so với xu thế chung.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.

a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Sự hạn chế về quy mô vốn: So với các NHTM quốc doanh và một số NHTMCP khác thì quy mô vốn của VPBank nói chung và PGD Tôn Đức Thắng nói riêng còn thấp. Đặc biệt so với chi nhánh các ngân hàng nước ngoài thì thực sự kém ưu thế. Quy mô vốn thấp sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó làm giảm tính cạnh trạnh của PGD. Việc tiếp cận với các dự án lớn hầu như không có sẽ làm giảm khả năng đối phó với những bất lợi của thị trường tài chính.

- Công tác kiểm tra kiểm soát: Hoạt động này tuy được tiến hành một cách thường xuyên nhưng chưa phát huy được hiệu quả cao trong việc phát hiện kịp thời và xử lý những vướng mắc trong việc thực hiện quy trình tín dụng cũng như trong việc bố trí sắp xếp cán bộ sao cho đúng người đúng việc. - Những hạn chế khác như công tác thu nợ và xử lý nợ còn tiến triển chậm; chính sách lãi suất chưa có sự linh hoạt khi đối với các khoản vay lớn PGD

vẫn phải xin ý kiến của ban tín dụng chi nhánh cấp trên. b. Những nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Phẩm chất đạo đức của một số khách hàng xuống thấp do kinh doanh không hiệu quả nên có tâm lý trốn tránh, dây dưa nợ nần, thậm chí còn có âm mưu lừa đảo để chiếm đoạt vốn của PGD.

- Trình độ năng lực quản lý của các doanh nghiệp yếu kém.

- Các nguồn thông tin từ phía người vay thường thiếu chính xác, không đảm bảo thường xuyên, kịp thời, và do đó thiếu chính xác. Đối với cho vay tiêu dùng cá nhân thì nợ quá hạn do khách hàng không có kế hoạch chi trả nợ, điều đó còn phụ thuộc vào thu nhập của họ.

c. Những nguyên nhân khác:

- Môi trường kinh tế xã hội: Sự biến động của giá cả trong nước, sự giảm giá của đồng nội tệ so với đồng đô la, chính sách quản lý ngoại hối của NHNN là những nhân tố tác động lớn tới tâm lý người gửi tiền, các doanh nghiệp cần vay vốn, tạo ra những khó khăn trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cá nhân cũng như doanh nghiệp. Lạm phát năm 2008 xấp xỉ 22%, đồng Việt Nam giảm tới 19% giá trị so với đô la Mỹ, thị trường bất động sản và thị trường vàng nóng từng ngày, có những thời điểm gây sốt trên cả nền kinh tế. Thời điểm lãi suất mà các ngân hàng huy động trong thời điểm nóng có lúc lên tới 21%. Một số ngân hàng đã rơi vào tình trạng thanh khoản thấp do việc huy động tiền gửi kém.

- Cơ chế chính sách: Các văn bản của NHNN, chế độ tài chính tư pháp còn chưa đồng bộ, chưa bám sát thực tiện, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các ngân hàng hoạt động. Ví dụ như vào thời điểm 2009, khi lãi suất huy động của các NHTM có lúc lên tới 20, 21%/ năm, điều đó đã trái với quyết định 479 của NHNN ban hành ngày 19/2/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng

đồng Việt Nam. Lãi suất cơ bản bằng đồng VN lúc đó là khoảng 11%, nếu nhân với tỷ lệ 150% về mức lãi suất cho vay thì sẽ tương đương 16,5%, các ngân hàng đã đã cho vay với lãi suất vượt quá mức cho phép.

- Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại trên địa bàn cũng có các chi nhánh ngân hàng khác cùng hoạt động, cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường và trở nên khốc liệt. Thêm vào đó là hệ thống chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài cũng làm tăng tính cạnh tranh trong cuộc chiến, đặc biệt là cuộc chiến lãi suất của các ngân hàng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tình hình TCDN trong hoạt động tín dụng tại PGD Tôn Đức Thắng- VPBank Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w