Tiết kiệm chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch AST (Trang 47)

Chi phí kinh doanh du lịch nói chung cũng như lữ hành nói riêng rất đa dạng và phức tạp vì bao gồm nhiều khoản chi có tính chất, nội dung và mức độ khác nhau. Hiện nay chi phí kinh doanh trong công ty chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu tổng doanh thu. Điều này gây tác động không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh của công ty. Do vậy, tiết kiệm chi phí kinh doanh của công ty cần phải được đặc biệt coi trọng trong thời gian tới.

Để tiết kiệm chi phí kinh doanh, trong quá trình kinh doanh của mình, công ty nên giảm những chi phí không liên quan đến chất lượng dịch vụ, những chi phí bất hợp lý, những khoản chi nằm ngoài hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó cố gắng tìm kiếm, liên hệ với các nhà cung cấp có mức giá hấp dẫn và hợp lý như các hang hàng không, các khách sạn nhà hàng, các địa điểm vui chơi giải trí ở các điểm đến du lịch… Qua đó có thể tiết kiệm các chi phí đầu vào. Tăng cường tiệt kiệm chi phí tuy nhiên lại cần được xem xét trong điều kiện ràng buộc với yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ.

4.3.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

a.Kiến nghị đối với Nhà nước

Để tạo điều kiện cho ngành du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng phát triển,Nhà nước cần có các chính sách như:

-Có định hướng rõ ràng, cụ thể hơn nữa cho sự phát triển của toàn ngành trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp lên kế hoạch phát triển kinh doanh của mình. Do chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được dựa trên phương hướng, mục tiêu của toàn ngành.

-Các văn bản pháp luật làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh du lịch cần thống nhất và đồng bộ để làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành cũng đã có những bước tiến bộ đáng kể, nhận thức của các tầng lớp xã hội (đặc biệt trong giới lãnh đạo )ở Việt Nam về du lịch từng bước được nâng cao. Từ việc chỉ coi du lịch là hoạt động xã hội với mục đích nâng cao hiệu qua xã hội đến chỗ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển như Chính phủ đã ban hành quy định miễn visa song phương với các nước trong khối ASEAN và đơn phương cho Nhật Bản và Hàn Quốc, đang triển khai miễn visa cho một số nước khác. Đây thực sự là các giải pháp tích cực có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Tuy nhiên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhiều nhưng

thiếu tính đồng bộ và nhất quán, công tác kiểm tra thanh tra giám sát của cơ quan quản lý chưa được coi trọng, các chính sách thu hút khách du lịch chậm được đổi mới. Do vậy trong thời gian tới cần hoàn thiện chính sách văn bản quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch, các chính sách về xuất nhập cảnh, làm hộ chiếu…

-Điều chỉnh cơ chế chính sách vĩ mô để tăng tính cạnh tranh cho ngành du lịch do cơ chế chính sách vĩ mô hiện nay làm mất lợi thế cạnh tranh, làm giảm độ hấp dẫn của du lịch Việt Nam với khách quốc tế (như thuế giá trị gia tăng cao, sản phẩm đầu vào như nước hàng không giá cao…)

-Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng thì thời cơ là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp kinh doanh vì sự chậm trễ, rườm rà của thủ tục hành chính nên đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh lớn. Đây có thể nói là một trong những việc cấp thiết mà các cơ quan Nhà nước cần phải tiến hành để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch AST (Trang 47)