Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2.5. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay ngắn hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2012 / 2011 2013 / 2012 Tuyệt
đối đối(%) Tƣơng Tuyệt đối đối(%) Tƣơng Dƣ nợ
NH 197.924 59,25 208.413 58,87 289.687 68,95 10.489 5,30 81.274 39,00 Tổng Tổng
dƣ nợ 334.065 100 353.993 100 420.152 100 19.928 5,97 66.159 18,69
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2011 – 2013 )
Dư nợ cho vay ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cung cấp ngắn hạn tại một thời điểm cho nền kinh tế. Theo bảng số liệu trên, dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh tăng trưởng đều theo tổng dư nợ trong năm 2011 – 2013. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 là 197.924 triệu đồng, năm 2012 là 208.413 triệu đồng tăng 10.489 triệu đồng tương đương 5,3% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ ngắn hạn tăng cao lên tới 289.687 triệu đồng tăng 81.274 triệu đồng tương đương 39% so với năm 2012. Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn cho thấy nhu cầu về vốn tạm thời cao, ngoài ra đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ gia đình nên các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là ngắn hạn. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn là 197.924 triệu đồng chiếm tỷ trọng 59,25%. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn là 208.413 triệu đồng chiếm 58,87%. Năm 2013 tăng trưởng lớn, dư nợ ngắn hạn là 289.687 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68,95%, lớn hơn nhiều so với dư nợ trung và dài hạn. Có được sự tăng trưởng cả về tuyệt đối và tương đối trong cho vay ngắn hạn là do đổi mới trong công tác cho vay như là tập trung nguồn lực cho các sản phẩm cho vay mua nhà, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô nên thu hút được nhiều khách hàng, ngoài ra ngân hàng chủ động mở rộng cho vay khi mà nhu cầu khách hàng tăng cao nhằm tăng thêm lợi nhuận.
Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn:
35
Bảng 2.6. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo TSĐB tại NHNo&PTNT Nam Sách
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 / 2011 2013 / 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Dƣ nợ CVNH không có TSĐB 37.216 42.322 51.558 5.106 13,72 9.236 21,82 Dƣ nợ CVNH có TSĐB 160.708 166.091 238.129 5.383 3,35 72.038 43,37 Dƣ nợ cho vay NH 197.924 208.413 289.687 10.489 5,30 81.274 39,00 Tỷ trọng DNCVNH không TSĐB(%) 18,80 20,31 17,80 1,50 8,00 (2,51) (12,36) Tỷ trọng DNCVNH có TSĐB(%) 81,20 79,69 82,20 (1,5) (1,85) 2,51 3,15
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2011 – 2013 )
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn theo tài sản đảm bảo tại chi nhánh dao động không nhiều, tuy tăng giảm không đều nhưng dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng lớn so với phần còn lại. Năm 2011 dư nợ cho vay có TSĐB là 160.708 triệu đồng, năm 2012 là 166.091 triệu đồng tăng 5.383 triệu đồng tương đương 3,35% so với năm 2011, năm 2013 là 238.129 triệu đồng tăng 72.038 triệu đồng tương đương 43,37% so với năm 2012. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB từ 2011 tới 2013 lần lượt là 81,20%, 79,69% và 82,20%. Dư nợ cho vay ngắn hạn có TSĐB có tỷ trọng lớn, trong trường hợp xấu nhất không thu hồi được vốn cho vay, ngân hàng có thể phát mãi các tài sản thế chấp nhằm bù đắp khoản thiếu hụt do vậy rủi ro sẽ bị hạn chế. Trong những năm gần đây ngân hàng chú trọng cho vay có tài sản đảm bảo vì vậy chất lượng cho vay ngắn hạn được đảm bảo an toàn hơn. Theo số liệu 3 năm cho thấy, cho vay ngắn hạn có tài sản đảm bảo có xu hướng tăng cả về tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối. Nguyên nhân là do:
- Thứ nhất, khách hàng chủ yếu của hình thức cho vay ngắn hạn có tài sản đảm bảo tại phòng giao dịch là cán bộ nhân viên. Đây là đối tượng khách hàng có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luât pháp đặc biệt có nguồn thu nhập tương đối ổn định. Qua đó, giúp ngân hàng thuận tiện trong việc quản lý cũng như thu hồi nợ.
- Thứ hai, cơ sở dữ liệu, hệ thống phân tích, đánh giá hiện đại cũng như các điều kiện cho vay phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển cho vay ngắn hạn tín chấp. Tuy nhiên nếu quá đề cao TSĐB cũng sẽ làm cho ngân hàng mất đi các khách hàng tiềm năng.
Dư nợ cho vay ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.7. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) số tiền Tỷ trọng (%) 2012 / 2011 2013 / 2012 Theo TPKT Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Hộ gia đình 173.335 87,58 189.675 91,01 247.831 85,55 16.340 9,43 58.156 30,66 DNNN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 DN ngoài QD 24.589 12,42 18.738 8,99 41.856 14,45 (5.851) (23,8) 23.118 123,37 Tổng dƣ nợ 197.924 100 208.413 100 289.687 100 10.489 5,30 81.274 39,00
( Theo báo cáo phòng kinh doanh 2011-2013 )
Theo bảng số liệu trên, NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sách tập trung cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngân hàng không phát sinh nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước. Có thể thấy trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và DNNQD nói riêng trên thị trường rất lớn. Các Doanh nghiệp nhỏ đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn như bị chiếm lĩnh thị trường, thua lỗ trong kinh doanh hoặc thiếu vốn dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phá sản hoặc bị sáp nhập. Theo khảo sát của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), đến hết tháng 6/2012, cả nước có gần 660 nghìn DN vừa và nhỏ đăng ký thành lập, trong đó có gần 470 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm khoảng 71%). Một thống kê khác cho thấy, 6 tháng đầu năm 2012, có hơn 20.700 Doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, hơn 4.100 Doanh nghiệp giải thể, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Những biến động đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tín dụng Chi nhánh làm thu hẹp quy mô cho vay đối với các Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất huy động tăng và Chi nhánh có nhiều sản phẩm thu hút tiền gửi nhưng số dư huy động vốn giảm sút, làm cho nguồn cho vay từ đó cũng giảm theo.
Giai đoạn 2011 - 2013, hoạt động cho ngắn hạn hộ gia đình tăng trưởng đều. Năm 2011, dư nợ cho vay là 173.335 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87,58%. Năm 2012 tăng lên 189.675 triệu đồng chiếm 91,01%, tăng 16.340 triệu đồng tương đương 9,43%
37
so với năm 2011. Năm 2013 tăng cao lên tới mức 247.831 triệu đồng tăng 58.156 triệu đồng tương đương 30,66% so với năm 2012, tuy vậy tỷ trọng cho vay ngắn hạn hộ gia đình năm này giảm còn 85,55%.
Đối với cho vay ngắn hạn DNNQD, tăng trưởng thất thường theo từng thời điểm. Cụ thể, năm 2011 dư nợ cho vay là 24.589 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,42%. Năm 2012, một số doanh nghiệp trên địa bàn thu hẹp sản xuất kinh doanh do gặp khó khăn, giảm mức vay vốn ngắn hạn khiến dư nợ giảm xuống 18.738 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,99%, giảm 5.851 triệu đồng tương đương 23,8% so với năm 2011. Năm 2013, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, dư nợ cho vay tăng lên mức 41.856 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,45% trong tổng dư nợ, tăng 23.118 triệu đồng tương đương 123,37% so với năm 2012.
Do xu hướng cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước, thời kỳ này, ngân hàng không phát sinh nghiệp vụ cho vay đối với DNNN.