Xây dựng chính sách Tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam sách (Trang 54)

Kết luận chƣơng

3.2.1.Xây dựng chính sách Tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp

hàng doanh nghiệp

Đối với mỗi Ngân hàng đều có những chính sách cho vay phù hợp với điều kiện của mình trong từng giai đoạn cụ thể. Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một Ngân hàng, có ảnh hưởng lớn đến khả năng cho vay đối với các khách hàng cũng như các doanh nghiệp. Để hoàn thiện chính sách cho vay đối với doanh nghiệp, cần hoàn thiện những nội dung sau:

Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt

Chi phí lãi vay trong các doanh nghiệp là một chi phí thường xuyên và khá lớn, nếu lãi vay lớn và biến động bất thường thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Vì thế, vừa căn cứ vào khung lãi suất được quy định, Chi nhánh Agribank Nam Sách cần áp dụng một cách linh hoạt các mức lãi suất khác nhau đối với từng doanh nghiệp có thể dựa trên kết quả thẩm định tín dụng và lịch sử quan hệ của khách hàng với Chi nhánh để đưa ra các mức lãi suất khác nhau nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn.

Đối với các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu năm với khách hàng, có lịch sử thanh toán lãi với nợ gốc tốt, có tài sản bảo đảm có giá trị, bên cạnh đó có tình hình tài chính ổn định khả quan… Chi nhánh Agribank Nam Sách có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi sẽ khuyến khích, thu hút nhóm khách hàng này tham gia vào hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Xác định thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ hợp lý

Kì hạn của khoản vay là yếu tố rất quan trọng được Ngân hàng hết sức lưu ý. Ngân hàng thường dựa trên kì hạn của nguồn huy động để quyết định chính sách kì hạn cho vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và chuyển hóa kì hạn nguồn của nguồn không cao. Tuy nhiên, trên thực tế kỳ hạn nguồn của Ngân hàng thường không trùng khớp với kỳ hạn của khoản vay khách hàng muốn. Vì thế, Chi nhánh Agribank Nam Sách cần có những biện pháp cân đối và điều chỉnh phù hợp để đáp ứng kì hạn vay của khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh Agribank Nam Sách cần căn cứ vào mục đích sử dụng của khoản vay để đưa ra thời hạn và kỳ hạn hợp lý và hiệu quả. Tùy thuộc vào đặc điểm về hoạt động của từng doanh nghiệp, chu kỳ kinh doanh cũng như nguồn thu nhập và thời điểm phát sinh nguồn thu mà đưa ra thời hạn và kỳ hạn cho khoản vay

55

một cách hợp lý. Điều này mang lại lợi ích cho cả bản thân Chi nhánh và doanh nghiệp.

Cần đa dạng hóa các phương thức cho vay

Cũng không nằm ngoài mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp Chi nhánh Agribank Nam Sách nên đa dạng hoá hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp. Ngoài các hình thức cho vay truyền thống thông qua việc cầm cố thế chấp tài sản, Chi nhánh nên tìm cũng như phát triển các hình thức vay mới như:

+ Cho vay bảo lãnh

Hoạt động này chưa phát triển tại Chi nhánh Agribank Nam Sách trong vài năm qua. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có những doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Agribank thì có thể tư vấn cho khách hàng nhờ một tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh khoản vay. Đây là hình thức cấp tín dụng có độ rủi ro thấp phù hợp với cho vay các doanh nghiệp nên Chi nhánh Agribank Nam Sách cần khẩn trương đưa vào thực tế để vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và vừa tăng thu nhập, mở rộng tín dụng .

+ Cho vay bảo đảm bằng các khoản sẽ thu

Các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua chịu, điều này làm cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Chi nhánh Agribank Nam Sách có thể giúp các doanh nghiệp thiếu vốn tức thời bằng cách cho vay trên một tỷ lệ nào đó đối với các khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó. Việc cầm cố này có thể thông báo hoặc không thông báo cho khách hàng thiếu nợ của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.

Vận dụng linh hoạt các khoản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là điều kiện rất quan trọng đối với cho vay các đối tượng tiềm ẩn rủi ro cao như doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thắt chặt tín dụng với những điều kiện đảm bảo bằng tài sản quy định quá chặt chẽ và cứng nhắc sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng và khiến Ngân hàng mất dần thị phần. Hơn nữa, thực tế cho thấy hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn kém đã làm cho công tác xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là không hề đơn giản. Chính vì vậy, Chi nhánh Agribank Nam Sách cần xem xét vấn đề tài sản đảm bảo một cách thông thoáng và linh hoạt hơn. Cần nới lỏng các điều kiện vay vốn, không nên coi tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết để cho vay mà có thể sử dụng các hình thức như bảo lãnh. Nếu doanh nghiệp có dự án khả thi, phương án sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả và có lịch sử quan hệ tốt với Chi nhánh Agribank Nam Sách thì Chi nhánh có thể cho vay theo hình thức tín chấp hoặc dùng một phần tài sản từ vốn vay để đảm bảo cho khoản nợ vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam sách (Trang 54)