Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam sách (Trang 57)

Kết luận chƣơng

3.2.4.Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau cho vay

Phải phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp để xác định, đảm bảo chất lượng đầu tư. Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình chấm điểm tín dụng nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng khách hàng. Nếu thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ thì ngân hàng mới có thể đánh giá đúng khách hàng. Cán bộ tín dụng cần phải tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo được thông tin phải “Đầy đủ, kịp thời, chính xác”. Thông thường thông tin bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính. Cán bộ tín dụng có thể thu thập từ các nguồn như sau:

- Thu thập từ hồ sơ của khách hàng vay vốn: Khi khách hàng đến đề nghị xin vay bao giờ ngân hàng cũng đòi hỏi khách hàng cung cấp một bộ hồ sơ vay vốn. Hồ sơ này cung cấp khá nhiều thông tin khách hàng: Tư cách pháp nhân, tình hình tài chính (Thông qua các báo cáo tài chính), phương án kinh doanh, chiến lược phát triển của khách hàng trong tương lai, các nguồn thu, các nguồn trả nợ ngân hàng, dòng tiền vào ra, các hợp đồng kinh tế...Ngân hàng cũng yêu cầu hoặc mua các thông tin về giám đốc, đội ngũ nhân sự, công nghệ...của khách hàng. Các báo cáo này cho thấy các số liệu về các năm đã qua, vì vậy ngân hàng có cơ sở để dự đoán về tình hình của khách hàng trong tương lai gần. Ngân hàng sử dụng các báo cáo này để ước tính nhu cầu vốn, trong đó có nhu cầu tài trợ, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ, các thiệt hại có thể xảy ra nếu khách hàng không trả, hoặc không trả đầy đủ, giá trị tài sản có thể phát mại khi cần thiết…

- Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: Nếu khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng trước đó với ngân hàng thì chắc chắn ngân hàng đã lưu thông tin của khách hàng đó lại, đặc biệt đối với những khoản cho vay theo hạn mức thì những lần cho vay tiếp theo, khách hàng có thể không cần phải lập một bộ hồ sơ mới mà chỉ cần đưa ra phương án kinh doanh mới là được. Nguồn thông tin này được xem là rẻ và tin cậy nếu công tác lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng của ngân hàng là an toàn và chính xác.

Hai nguồn thông tin trên có ưu điểm là đã có sự kiểm chứng nhưng lại lạc hậu về thời gian và không phải lúc nào cũng phù hợp cho việc phân tích. Rõ ràng các lần vay vốn khác nhau có các đặc điểm khác nhau do đó nguồn thông tin cần sử dụng cũng không giống nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam sách (Trang 57)