Việc phân tích môi trường bên trong cũng như bên ngoài giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội và tránh né được các thách thức. Công ty có lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường Pháp là được hưởng thuế GSP với mức thuế chủ yếu là 0%, nên có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc, Indonesia, Braxin…do các nước này không được hưởng mức thuế trên. Công ty nên tiến hành việc nhận dạng môi trường kinh doanh một cách thường xuyên để có thể nhận biết được rõ nét hơn về thị trường mà công ty mình muốn thâm nhập. Hiện nay điểm yếu lớn nhất của công ty, đó là công ty chưa có biện pháp marketing thích hợp. Vì thị trường Pháp là thị trường mới,nên muốn thâm nhập thị trường này công ty có thể cử nhân viên đến Pháp để thu thập thông tin hoặc làm đại diện thương mại. Ngoài ra, nếu có điều kiện công ty nên thành lập văn phòng tại Pháp hoặc thực hiện liên doanh với một công ty của Pháp. Công ty cũng cần nhận thức được vấn đề văn hóa cũng như phong tục, tập quán kinh doanh của thị trường Pháp để đảm bảo thành công của một nhà xuất khẩu,nhất là với một mặt hàng nhạy cảm như mặt hàng đồ gỗ. Nghiên cứu kỹ hơn về thị trường và các đối thủ cạnh tranh trước khi liên hệ với khách hàng và cần tìm kiếm lời khuyên từ các nhà phân phối tại Pháp. Đi thăm càng nhiều của hàng bán kẻ càng tốt để có cái nhìn tổng quan nhất về khách hàng của các cửa hàng bán lẻ và đánh giá khả năng thích ứng của sản phẩm đối với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Mặt khác, công ty cũng cần lựa chon một đối tác kinh doanh phù hợp để thâm nhập thị trường Pháp một cách có hiệu quả và thuận lợi. Doanh nghiệp phải đàm phán với một đối tác thứ ba, không phải chỉ về lợi ích kinh doanh của các bên mà còn cần sự trách nhiệm và tin cậy giữa các bên với nhau nữa.
Công ty có thể thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng thông qua nhà phân phối này,từ đó đánh giá được thị hiếu của người tiêu dùng tại Pháp.
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp Việt Nam. Đó cũng là một thách thức lớn với các doanh nghiệp ngành gỗ. Vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, công ty cần tham gia Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, có thể liên kết sức mạnh các doanh nghiệp trong nước với nhau.