Qua phỏng vấn Ông Bùi Đức Thuyên- Tổng giám đốc công ty cổ phần Lâm sản Nam Định và Bà Trần Mỹ Hạnh- Trưởng phòng xuất nhập khẩu, em đã thu được một số kết quả sau đây:
+ Công ty hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường trong vòng 5 năm (từ năm 2011 đến 2015) trong đó mỗi năm có chiến lược cụ thể:
- Năm 2011: Công ty tiến hành thu thập thông tin khách hàng (nhu cầu, thị hiếu…) tại thị trường Pháp đồng thời thực hiện giới thiệu các mẫu mã sản phẩm có sẵn của công ty tới thị trường này (thông qua các catalogue).
- Năm 2012: Dựa vào thông tin khách hàng thu thập ở năm trước, công ty tiến hành nhận đơn hàng và sản xuất xuất khẩu.
- Năm 2013: Công ty tiếp tục tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn hàng để tạo nên mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng.
- Năm 2014: Công ty tự thiết kế các mẫu mã sản phẩm mới tung ra trên thị trường Pháp đồng thời thu hồi ý kiến của khách hàng Pháp về mẫu mã mới này.
- Năm 2015: Công ty đặt ra mức lợi nhuận thu được từ thị trường Pháp chiếm 15% mức lợi nhuận của công ty.
+ Nước Pháp là một nước có nền kinh tế hiện đại trong đó điểm đặc trưng là việc sở hữu nhà nước, điều đó ảnh hưởng đến một số ngành trong cơ chế thị trường. Về thu hút đầu tư nước ngoài, Pháp là địa chỉ hấp dẫn hàng đầu thế giới sau Mỹ, Anh và Trung Quốc. Vì vậy khi thâm nhập thị trường Pháp, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội khi xuất khẩu được nhiều sản phẩm gỗ hơn trong điều kiện đồ gỗ của Việt Nam đang được ưa chuộng tại Pháp.
+ Hiện nay, thị trường Pháp đứng thứ tư trong EU về nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm gỗ, trong khi đó gỗ và các sản phẩm từ gỗ mà Việt Nam xuất khẩu sang Pháp năm 2010 mới chỉ là 82.189.900 USD. Trên đà mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam đang trên đà tiến triển tốt đẹp, doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội này để thâm nhập thị trường Pháp.