Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Pháp mặt hàng gỗ của Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định (Trang 26)

 Tình hình, xu thế kinh tế toàn cầu.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho giá trị tài sản của các nước phát triển sụt giảm mạnh, vì vậy đã gây ra các sức ép giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Chính phủ ở các nước này đã đưa ra các chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, nhằm tạo ra nhiều cầu hơn trong nước họ, thắt chặt chính sách tỷ giá hối đoái. Do vậy đã gây khó khăn cho việc xuất khẩu với nhiều ngành, trong đó có ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ. Tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái cũng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Pháp, làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ khiến lượng đặt hàng của khách hàng Pháp hiện không còn giữ mức tăng 20% mỗi năm như trước mà chỉ còn khoảng 10%.

 Xu hướng tiêu dùng của thị trường Pháp.

Pháp là nước đứng thứ tư về tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ ở châu Âu. Trong đó, đồ gỗ ngoài trời là phân đoạn thị trường quan trọng nhất đối với gỗ và các sản phẩm gỗ ở Pháp, điều này giải thích về thị phần tương đối lớn ở nước này. Khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm gỗ của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu Pháp. Người tiêu dùng Pháp đang rất ưa chuộng các sản phẩm gỗ Việt Nam. Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã tiến bộ vượt bậc, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu tương đối khắt khe về kiểu dáng, mẫu mã, nguồn gốc gỗ không tác hại tới môi trường của thị trường Pháp. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, người dân thường cắt giảm chi tiêu, chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như lương thực, thực phẩm. Do đó, đây sẽ là khó khăn cho

công ty khi thâm nhập vào thị trường nước này. Tuy nhiên, công ty có thể tận dụng được thị trường ngách với khách hàng là các trung gian thương mại.

 Xu hướng toàn cầu hóa

Các hàng rào thuế quan đã được giảm bớt: đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Pháp hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có công ty cổ phần Lâm sản Nam Định có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường này so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia… do các nước này không được hưởng GSP. Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi phải thực hiện những tiêu chuẩn xuất xứ khắt khe. Hơn nữa, Việt Nam vẫn chưa được coi là nền kinh tế thị trường nên sẽ vẫn có nguy cơ bị chống bán phá giá.

Riêng tại thị trường Việt Nam, theo như quy định tham gia WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là một khó khăn cho công ty khi phải cạnh tranh quyết liệt với các nước như Myanmar, Indonesia…vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn.

 Xu hướng gia tăng rào cản kỹ thuật.

Tại hội thảo “ Thay đổi thị trường gỗ thế giới và hành động của ngành chế biến gỗ Việt Nam” do Bộ NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế Việt Nam (IUCN) tổ chức ngày 14/10/2008, nhiều định luật mới được đặt ra từ phía chính phủ các nước EU nói chung và thị trường Pháp nói riêng. Đó chính là những rào cản cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong đó có công ty NaFoCo.

Thị trường EU nói chung và thị trường Pháp nói riêng mới quy định chính sách áp dụng với sản phẩm gỗ và chế biến từ gỗ nhập khẩu: “ Thứ nhất, chính sách mới của EU sẽ xem xét nguồn gốc gỗ nguyên liệu chế biến để tạo thành sản phẩm xuất khẩu hoàn chỉnh. Thứ hai, EU sẽ xem xét kỹ khối lượng cũng như xuất xứ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Thứ ba, doanh nghiệp phải tuân thủ Chương trình thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ (FLEGT).” Theo các quy định này sẽ gây khó khăn cho ngành cũng như công ty NaFoCo bởi đây là một thị trường lớn, tiềm năng đối với công

ty.Và theo quy định này thì nếu nhập khẩu gỗ từ các nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn vì chính sách trên tập trung vào việc thực thi luật ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu chính của công ty được nhập khẩu chủ yếu từ Lào, Campuchia, Myanmar…

 Các chính sách của chính phủ

- Hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.

Hiện nay chính phủ đầu tư xây dựng một hệ thống hải quan thương mại điện tử, rất tiện lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiến hành khai báo hải quan, thực hiện cho vay ưu đãi với các doanh nghiệp có dự án kinh doanh. Đây là một cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam gia nhập WTO, hàng rào thuế quan nhập khẩu giảm, công ty có thể tiến hành mua nguyên vật liệu tại Indonesia với giá rẻ hơn. Chính sách thuế đánh vào các mặt hàng xuất khẩu của công ty cũng như các doanh nghiệp trong ngành giảm. Chính sách nâng tỷ giá đồng USD so với đồng Việt Nam làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu thu được lợi nhuận nhiều hơn. Đây cũng là lợi ích mà doanh nghiệp nhận được.

- Công tác xúc tiến xuất khẩu.

Nhà nước hiện tại đang quan tâm đến việc đầu tư xây dựng các khu triển lãm hàng Việt Nam tại các thị trường nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm Việt Nam. Và công ty cổ phần Lâm sản Nam Định cũng đã biết tận dụng điều này, công ty đã sớm gia nhập Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam. Thông qua Hiệp hội, công ty đã nắm bắt được khá nhiều thông tin chuyên ngành, đây là lợi thế lớn cho công ty mở rộng hoạt động trên thị trường.

- Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay nhà nước đang thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các ngành nghề, tróng đó có ngành nghề chế biến hàng lâm sản. Nhiều trường dạy nghề đã và đang được mở ra nhằm phục vụ cho các loại ngành nghề này. Đây là một lợi thế đối với đối với doanh nghiệp vì như thế sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân công.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Pháp mặt hàng gỗ của Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định (Trang 26)