Những kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Pháp mặt hàng gỗ của Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định (Trang 50)

- Cho thành lập một số trung tâm xúc tiến thương mại tại Pháp nói riêng và tại thị trường nước ngoài nói chung để các doanh nghiệp giới thiệu được sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Các trung tâm này có các gian hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuê để trưng bày, chào hàng xuất khẩu.

- Hỗ trợ một phần chi phí thuê gian hàng khi các doanh nghiệp tham gia hội chợ. - Tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp có thể thực hiện hợp đồng với các đối tác nước ngoài.

- Nguồn nguyên liệu có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, vì vậy để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhà nước cần có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, có sản lượng nguyên liệu cao, có khả năng khai thác và xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa không gây ô nhiễm môi trường.

- Có chế độ thuế riêng đối với nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành gỗ nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các doanh nghiệp.

- Có chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành gỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ để mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp đến nhà phân phối, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Thường xuyên cung cấp thông tin dự báo về diễn biến thị trường, giá cả và các thay đổi quy định về pháp luật nhập khẩu ngành gỗ của các nước, để tránh rủi ro cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ cho hội ngành nghề tổ chức các lớp dạy nghề, nâng cao trình độ sản xuất, quản lý, thiết kế các mẫu sản phẩm.

Nếu nhà nước có chính sách khuyến khích phù hợp, sẽ giúp doanh nghiệp ngành gỗ có điều kiện đầu tư phát triển, tăng cường khả năng sản xuất, tạo ra các sản phẩm có mẫu mã riêng, kiểu dáng đẹp, chất lượng phù hợp, hữu ích với giá cả hợp lý, có khả năng tiếp nhận các đơn hàng lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Pháp mặt hàng gỗ của Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định (Trang 50)