- Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ thiện
b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến
Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn xâm lược của thực dân Pháp.
- Ngày 22/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Bản Chỉ thị đã nêu rõ:
+ Mục đích của kháng chiến là "đánh phản động thực dân Pháp xâm
lược; giành thống nhất và độc lập";
+ Tính chất của cuộc kháng chiến: “trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến".
+ Các chính sách của cuộc kháng chiến là đoàn kết toàn dân, xây dựng
thực lực về mọi mặt, đoàn kết quốc tế (cả với nhân dân Pháp) để chống bọn thực dân Pháp phản động.
Bản Chỉ thị còn dự đoán về các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến, về chương trình kháng chiến, về cơ quan lãnh đạo kháng chiến, về tuyên truyền trong kháng chiến ...
- Từ tháng 3 - 1947, Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”của đồng chí Trường Chinh đã xác định rõ:
+ Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Dân tộc ta kháng chiến đánh bọn
thực dân phản động Pháp xâm lược nhằm giành độc lập và thống nhất.
+ Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng
Tám, cuộc kháng chiến này hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải
phóng và dân chủ mới.
+ Cuộc kháng chiến của chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
- Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã thông qua nội dung cơ bản của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam: + "Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến"
+ Đối tượng của cách mạng Việt Nam: có hai đối tượng, đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.
+ Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội". Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chính lúc này là hoàn thành giải phóng dân tộc. Lúc này phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược...
+ Lực lượng của cách mạng Việt Nam gồm có: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Ngoài ra, còn có những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp lại thành nhân dân mà nền tảng là công, nông và lao động trí thức. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
+ Tính chất của cách mạng Việt Nam là: cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo,
nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ xen lẫn với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm.
+ Chính cương cũng nêu rõ 15 chính sách lớn của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia.
+ Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt-Trung-Xô và đoàn kết Việt-Miên-Lào.
Đường lối, chính sách của Đại hội hai đã được bổ sung phát triển qua các Hội nghị Trung ương tiếp theo.
- Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 3-1951) tập trung giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, tài chính để bồi dưỡng sức dân và bảo đảm cung cấp cho quân đội; thực hiện phương châm tác chiến là tiêu diệt địch, phát triển lực lượng ba thứ quân; tăng cường công tác địch vận.
- Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 9-1951) đã ra Nghị quyết về
Tình hình và nhiệm vụ chung, về công tác củng cố nội bộ, về nhiệm vụ kinh tế tài chính trước mắt. Hội nghị còn bàn về công tác vùng địch chiếm đóng.
- Hội nghị Trung ương lần thứ ba (tháng 4-1952) đã quyết định chỉnh
Đảng, chỉnh quân coi đó là nhiệm vụ trung tâm của công tác xây dựng
Đảng, xây dựng quân đội.
- Hội nghị Trung ương lần thứ tư (tháng 1-1953) đã kiểm điểm tình
hình thực hiện chính sách ruộng đất, chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất.
- Hội nghị Trung ương lần thứ năm (tháng 11-1953) quyết định phát
động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Sau đó, tháng 12-1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do, nhằm đẩy mạnh kháng chiến, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.