CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 1 Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng đương lối của ĐCSVN (Trang 25)

1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng a. Tình hình thế giới và trong nước

- Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.

- Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. - Ngày 22-6-1941, phát xít Đức xâm lược Liên Xô.

- Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người.

- Ở Việt Nam và Đông Dương lúc này, một số quyền tự do, dân chủ của người dân đã bị thủ tiêu, thực dân Pháp đã ban bố lệnh tổng động viên, ra sức vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn.

- Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940, phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật, đặt nhân dân ta dưới cảnh một cổ hai tròng. Điều đó đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp- Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

- Căn cứ vào tính chất cách mạng Đông Dương đã có sự thay đổi, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu (11-1939), Hội nghị lần thứ bảy (11-1940), và Hội nghị lần thứ tám (5-1941). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:

+ Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tạm gác lại

+ Hai là, tăng cường đoàn kết các lực lượng cho cuộc đấu trang giải

phóng.

+ Ba là, thay đổi hình thức đấu tranh, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.

c. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

Đường lối gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.

2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

a. Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩatừng phần từng phần

Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng đương lối của ĐCSVN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w