II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954-1975) (3 tiết)
b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đại biểu trung thành cho những lợi ích sống còn của cả dân tộc Việt Nam, một Đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.
- Đó là kết quả của cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của cán bộ, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù, xứng đáng với danh hiệu "Thành đồng Tổ quốc".
- Là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của hậu phương lớn, hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Là kết quả của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia và kết quả của sự ủng hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sự ủng hộ nhiệt tình của phong trào công nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới cũng như nhân dân tiến bộ Mỹ.
Bài học
- Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ.
- Hai là, Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng
đúng đắn, sáng tạo.
- Ba là, sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng và
công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội.
- Bốn là, Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây
dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước.
HỌC LIỆU
1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996),
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: thắng lợi và bài học, Nxb.
3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996),
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Trường Chinh (1947), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
3. Doãn Hùng (2005), “Tầm vóc lịch sử vĩ đại và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4, tr. 3-6.
4. Hồ Khang (2001), “Chỉ thị kháng chiến kiến quốc ngày 25-11-1945, tầm nhìn chiến lược của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12, tháng 12, tr. 9-11.
5. Phan Huy Lê (2004), “Chiến thắng Điện Biên Phủ trong lịch sử và bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2 (146), tháng 2, tr. 7-11.
6. Nguyễn Đình Lê (2005), “Tìm hiểu về đường lối chống Mỹ, cứu nước của Đảng trong cách mạng miền Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, tr. 33- 35.
7. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên, 2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương 1930-2002, Nxb. Lao động, tr. 289-306. 420-425; 437-445; 546-552; 569-576; 624-632; 649- 652.
8. Trần Ngọc Tuệ (2005), “Tính ưu việt và sức mạnh của CNXH ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 4, tr. 21-23+35.
9. Trần Trung Thành (2000), “Những nước cờ chiến lược Xuân 1975”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4, tháng 4, tr. 17-21.
10. Nguyễn Huy Thục (2000), “Cơ sở hình thành quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam mùa Xuân 1975 của Đảng”, Tạp chí Lịch sử
CHƯƠNG IV
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ