Đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của “chặng đường đầu tiên” (1986-1996)

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng đương lối của ĐCSVN (Trang 59)

II. ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚ

a. Đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của “chặng đường đầu tiên” (1986-1996)

còn lại của “chặng đường đầu tiên” (1986-1996)

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã xác định:

+ Đường lối công nghiệp hoá với nội dung bao trùm là chuyển trọng

tâm từ phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

+ Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của trong chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế-xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.

+ Nội dung, bước đi, phương thức tiến hành công nghiệp hoá của Đại hội VI đã có sự điều chỉnh, đổi mới căn bản:

- Quá trình công nghiệp hoá phải được tiến hành từng bước. Trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ chưa thể đẩy mạnh công nghiệp

hoá mà phải tập trung vào ba chương trình kinh tế lớn nhằm ổn định mọi

mặt đời sống xã hội, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá ở chặng đường tiếp theo.

- Công nghiệp hoá phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, coi trọng tính hiệu quả của các chương trình đầu tư.

- Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, xác định rõ cơ cấu kinh tế lúc này chưa phải là cơ cấu công - nông nghiệp hiện đại, mà là cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.

- Thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu trong quá trình công nghiệp hoá.

Đại hội VI đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Đó là khởi điểm hết sức quan trọng cho quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá sau này.

* Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá VII (7/1994) xác định:

+ Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đạn mới” đánh dấu bước đột phá mới trong nhận thức của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Quan niệm này cho thấy điểm mới là: công nghiệp hoá phải gắn với hiện đại hoá. Cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển lực lượng sản xuất; phạm vi công nghiệp hoá, hiện đại hoá được mở rộng, không phải chỉ là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là sự chuyển đổi căn bản, toàn diện mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế, xã hội...

+ Đặt ra tầm nhìn mới về khả năng đưa đất nước bước sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng đương lối của ĐCSVN (Trang 59)