II. ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚ
b. Đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ 1996 đến nay
nay
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996):
+ Đánh giá tình hình đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
+ Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Đại hội VIII đã nêu ra sáu quan điểm chỉ đạo phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỉ 90. Các quan điểm và định hướng này cho đến nay vẫn đúng và có giá trị chỉ đạo thực tiễn.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) chủ trương:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
+ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa...
+ Coi “phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết”
+ Đại hội IX đã nhấn mạnh một số điểm mới trong đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là:
- Con đường công nghiệp hoá ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đó là con đường vừa tuần tự, vừa nhảy vọt, kết hợp “đi tắt”, “đón đầu” những công nghệ mới.
- Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả các sản phẩm, các lĩnh vực có lợi thế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tăng cường chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006) tiếp tục khẳng
định:
+ Đường lối “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006, tr. 87).
Kinh tế tri thức là gì? (sách Giáo trình)
+ Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức thể hiện bước tiến về nhận thức của Đảng. Chủ trương này vừa xuất phát từ đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của đất nước, vừa thích ứng với thời đại toàn cầu hoá và xu hướng phát triển kinh tế tri thức.
+ Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thực chất là thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn dựa trên tri thức, đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại ở tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt ở những ngành mũi nhọn, có lợi thế phát triển, làm tăng tỉ lệ giá trị gia tăng ở từng sản phẩm; giảm chi phí nguyên, vật liệu; tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động xã hội theo hướng hiện đại.