- Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.
a. Thành tựu và ý nghĩa
- Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan
- Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa - Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế
- Mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý - Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.
- Nghị quyết ĐHĐBTQ lần thứ XI (tháng 1/2011) đánh giá: “hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao”.
b.Hạn chế và nguyên nhân
- Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn bị lúng túng, bị động. Chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước.
- Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.
- Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ trang thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn các nước khác trong khu vực.
- Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng; cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về luật pháp quốc tế, về kỹ thuật kinh doanh.
- ĐHĐBTQ lần thứ XI (tháng 1/2011): “Công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về đối ngoại có mặt còn hạn chế. Sự phối hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa đối ngoại chưa thật đồng bộ”.
HỌC LIỆU
1. Đại học quốc gia Hà Nội (2008), Một số chuyên đề Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 400-
475.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới
(Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 77-89;95-
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 112-116.
4. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008),
Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 302-348.
5. Doãn Hùng, Nguyễn Ngọc Hà, Đoàn Minh Huấn (Chủ biên, 2006),
Đảng Cộng sản Việt Nam – những tìm tòi và đổi mới trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (1986- 2006), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 449-470.
6. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Quá
trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr. 442-468.
7. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 288-340.
8. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 292-296;319-329.
9. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr. 211-236.
10. Nguyễn Duy Quý (2008), Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở