So sánh quan niệm của William James với một số quan niệm khác về chân lý

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 64)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.So sánh quan niệm của William James với một số quan niệm khác về chân lý

người và thực tiễn vào triết học; phản đối việc quy định giản đơn chân lý là sự phù hợp giữa nhận thức và đối tượng và cũng chống việc coi chân lý là một quan niệm trừu tượng và quá trình phát triển trừu tượng; chủ trương chân lý là một quá trình phát sinh, quá trình quan niệm được chứng thực và có hiệu quả trong thực tiễn cá nhân; nhấn mạnh tính cụ thể, tính sự thực và tính nhân tạo của chân lý. Gắn với quan niệm về chân lý là phương pháp chủ nghĩa thực dụng, giải trình về chân lý từ các góc độ khác nhau. Cho rằng, chân lý là sự phù hợp với "thực tại" của quan niệm. Từ quá trình thực hiện của nhận thức, nói rõ chân lý là một quá trình chứng thực trong hành động cụ thể của con người. William James còn cho rằng chân lý là một quá trình phát sinh, chứng thực, sinh hiệu quả và gây tác dụng; từ sự thỏa mãn về hiệu quả kinh nghiệm do tư tưởng đem lại để giải trình chân lý, nhấn mạnh tính chất có tác dụng, có hiệu quả thực tế làm cho con người đạt đến sự thành công và lấy đó làm tiêu chuẩn của chân lý. Chân lý còn là thuyết chỉnh thể của chân, thiện, mỹ, gắn với con người và mang tính nhân bản.

2.2. So sánh quan niệm của William James với một số quan niệm khác về chân lý chân lý

2.2.1. So sánh với quan niệm của triết học truyền thống

Trong những nội dung mà William James đưa ra về chân lý thì hầu hết xuất phát từ việc "phủ định biện chứng" đối với triết học truyền thống cùng về vấn đề này. Từ quan niệm về chân lý cho đến bản chất chân lý, tiêu chuẩn chân lý và con đường chân thức chân lý.

Về cơ bản là không có sự thống nhất, nhưng có hai điểm nhấn mạnh để khai thác: định nghĩa chân lý và bản chất chân lý; coi chân lý là những tư tưởng có ích thì đúng chứ không đơn giản chỉ phù hợp thực tại khách quan ở ngoài kia mới đúng; chân lý là một quá trình, quá trình tư tưởng trở nên hữu dụng trong đời sống, quá trình ấy đòi hỏi sự nỗ lực của cá nhân, gắn với cuộc sống của mỗi người, do vậy sẽ luôn thay đổi nếu là cùng một tư tưởng, một câu nói, thậm chí với bản thân một người thì lúc này, lúc kia cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp. Trong khi đó, triết học truyền thống cho rằng: chân lý đã tồn tại như vậy rồi thì sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Các thế hệ tiếp sau cứ thế kế tục truyền thống và vậy là đã là chân lý thì mặc nhiên công nhận đó là chân lý tuyệt đối. Còn với William James, chân lý luôn là tương đối. Tạm thời gác sang một bên tính đúng đắn trong quan niệm của William James về chân lý so với quan niệm truyền thống, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng, cái mà William James nhấn mạnh hay ít ra, với quan niệm này, William James đã mở ra một phương pháp, một cách nhìn mới và sáng tạo về cái cách chúng ta nhìn nhận sự việc. Mọi thứ luôn thay đổi và bù lại, một cái nhìn cũng phải thay đổi là điều hợp lẽ. Đặt trong bối cảnh lịch sử tư tưởng nói chung, triết học nói riêng lúc bấy giờ, đây có thể coi là một cuộc cách mạng nhỏ. Tư tưởng này về sau còn được gặp trong quan niệm của Nít sơ khi ông này coi chân lý là quá trình khai mở của tồn tại, chủ nghĩa Mác coi chân lý cũng là một quá trình, quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể, quá trình của sự tiếp nhận logic đối với từng nút thắt là những điểm chân lý nhỏ trong quá trình tiến tới chân lý khoa học của nhân loại. Và hiển nhiên, con đường ấy là chông gai, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên nhẫn và không buông xuôi như chính cuộc đời đi tìm chân lý không mệt mỏi của William James vậy, một con đường dài đến với triết học.

Triết học truyền thống cho rằng: chân lý với tư cách là tư tưởng, là quan niệm, thuộc về sự vật, gắn với sự vật, phải phù hợp với sự vật thì mới đem lại cái gọi là chân lý khách quan. William James không đồng ý như vậy. Với ông, chân lý thuộc về con người, vì con người, một bước tiến đến tư tưởng nhân bản đáng khen ngợi.

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 64)